Tại hội thảo Kinh tế Việt Nam: Cải cách và triển vọng trong một thế giới nhiều biến động” ngày 20/7, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM), cho rằng:
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc diễn biến còn khá phức tạp. Hai nền kinh tế lớn trả đũa nhau rõ ràng không thể nhìn theo cách thông thường.
Dù vậy, ông Dương cho rằng “hai bên vẫn còn hy vọng đàm phán”.
Ông Nguyễn Anh Dương cũng lưu ý, trong cuộc chiến này, nếu ai nghĩ Mỹ đang chiếm ưu thế còn Trung Quốc yếu thế hơn là “hơi sớm”.
Bởi vì dù Mỹ tuyên bố áp thuế thì cũng phải làm theo quy trình, còn Trung Quốc có thể ra quyết định ngay.
Nếu Mỹ muốn áp thuế thêm 200 tỷ USD với hàng hóa Trung Quốc thì tháng 9 mới có thể áp dụng được, còn Trung Quốc muốn áp thuế thì làm ngay được. Lý do là cách chơi của 2 bên khác hẳn nhau.
Chiến tranh thương mại thực sự đã diễn ra |
Nói vậy để thấy rằng, đừng nghĩ Trung Quốc đang yếu thế trong cuộc chiến này. Cả thế giới đang thận trọng vì nếu nhận định không chuẩn sẽ dẫn đến hành xử vội vàng.
Đánh giá tác động với Việt Nam, ông Nguyễn Anh Dương khẳng định “tác động với Việt Nam chưa nhiều do tính đặc thù của mặt hàng bị áp thuế”.
So sánh bản chi tiết hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 6 tháng năm 2018 với cùng kỳ năm trước, chuyên gia này nhận thấy: Nhập khẩu các mặt hàng không nhiều biến động.
Nếu so sánh quan hệ thương mại Việt Nam với cùng kỳ thì thấy đảo chiều rõ nhất là than đá và dầu thô.
Còn các mặt hàng khác trong diện căng thẳng Mỹ - Trung chưa thay đổi nhiều.
Tuy nhiên con số do CIEM tập hợp thì thấy một nỗi lo là tổng cầu hàng hóa trên thế giới suy giảm sẽ làm giảm nhu cầu với hàng Việt Nam.
Tác động này có thể làm tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có thể giảm 1,6-2 điểm phần trăm.
Khẳng định chiến tranh thương mại thực sự đã xảy ra, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, có góc nhìn lạc quan hơn.
Ông Cung cho rằng: Mỹ và Trung Quốc căng thẳng với nhau thường tốt cho Việt Nam hơn là khi họ thân thiện với nhau.
Nhìn rộng hơn, ông Nguyễn Đình Cung nhận xét: Đây không phải chỉ là chiến tranh thương mại. Đây là cuộc chiến chiến lược tranh giành vị thế là siêu cường giữa Mỹ và Trung Quốc.
“Nhìn thế cho thấy cuộc chiến này sẽ còn kéo dài”, Viện trưởng CIEM phỏng đoán và đánh giá quy mô cuộc chiến này có thể từng bước thay đổi tùy vào bối cảnh.
Nhưng để dự đoán cuộc chiến kéo dài bao lâu thì có lẽ khó có thể nói được.
Việt Nam nên cẩn thận và không nên nghiêng về phía nào trong cuộc chiến này |
“Bởi, đây không phải chỉ là cuộc chiến thương mại mà là cuộc chiến cạnh tranh về địa chính trị.
Rõ ràng Trung Quốc đã thách thức vị trí siêu cường của Mỹ, trước hết về mặt kinh tế. Mỹ rõ ràng không muốn nhìn thấy điều đó”, ông Cung đánh giá.
Trong cuộc chiến ấy, các chuyên gia cho rằng họ sẽ lôi kéo liên minh, như vừa qua Trung Quốc muốn cùng EU chống lại chính sách của Mỹ. Song ông Nguyễn Đình Cung cho rằng điều đó “không hề dễ dàng”.
Ông Cung cũng cho rằng, chưa cần quá lo lắng về việc nhu cầu thế giới giảm với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Việc hàng Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam cũng chưa phải là điều bận tâm vì mặt hàng bị áp thuế thuộc diện không phải hàng chủ lực của Việt Nam.
Nhưng điều đáng để lo là việc “mượn xuất xứ” Việt Nam để tránh thuế của hàng hóa từ hai cường quốc này.
“Có thể có tình trạng hàng hóa của Hoa Kỳ nhập vào Việt Nam rồi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Điều này ta cần quan tâm và phải hạn chế. Bởi, Trung Quốc có thể sẽ dựng hàng rào kiểm tra tất cả nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc, ảnh hưởng đến hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Mặt khác, cần lưu ý, hàng Trung Quốc mượn xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ.
Nếu không, hàng hóa Việt Nam sẽ bị vạ lây khi bị Mỹ đánh thuế chống lẩn tránh. Nếu điều đó xảy ra thì Việt Nam sẽ chịu thiệt hại lớn.
“Ta cần phải tránh, tránh bằng được những hành động lẩn tránh thuế này.
Cho nên việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát là rất quan trọng”, ông Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.
Đồng tình với ông Cung là nên bình tĩnh trước cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia, nhận xét: Ta nên có cái nhìn bình tĩnh hơn.
Tác động của cuộc chiến này đến Việt Nam sẽ rõ nhất trong giai đoạn từ 2021-2023 khi xuất khẩu của Việt Nam bị sụt giảm.
Phiên dịch viên tại thượng đỉnh Trump-Putin bị đề nghị điều trần
Nhiều nghị sĩ Mỹ đã đề nghị nữ phiên dịch trong cuộc họp riêng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir ... |