U23 Việt Nam giành ngôi á quân châu Á: "Chiến công thầm lặng" của bầu Đức

Nếu không có tấm lòng và sự đam mê của bầu Đức khi tạo ra lứa cầu thủ Học viện HAGL Arsenal JMG làm bệ phóng cho công tác đào tạo trẻ và mời thầy Park thì làm gì có kỳ tích của U23 Việt Nam.
u23 viet nam gianh ngoi a quan chau a chien cong tham lang cua bau duc
Bầu Đức và HLV Park Hang-seo

Bóng đá đem lại cả danh tiếng lẫn phiền phức cho bầu Đức. Nhưng cách đam mê bóng đá của ông lại rất khác biệt và chân thành.

Bệ phóng cho tài năng trẻ

Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Đoàn Nguyên Đức (giới thể thao còn gọi là bầu Đức hay ông Ba Đức) là người ít nói về mình.

Ông luôn làm hết mình với công việc, rất đam mê bóng đá nhưng lại ít khi xuất hiện ở đám đông hay tham gia vào các cuộc vui, báo công khi đội bóng giành thành tích.

Sự thầm lặng thể hiện ở chỗ bầu Đức luôn đóng góp tích cực từ xa, chẳng tuyên bố gì nhưng cứ hễ có niềm vui và “sướng” là sẵn sàng “chơi đẹp”.

Học viện Bóng đá trẻ HAGL Arsenal JMG ra đời năm 2007 cũng xuất phát từ niềm đam mê và tìm kiếm niềm vui của ông bầu này.

Chính mô hình kết hợp với một CLB nước ngoài vốn nổi tiếng đá đẹp mắt là Arsenal và học viện đào tạo trẻ toàn cầu JMG thời điểm đó của bầu Đức đã gây ngạc nhiên xen lẫn thích thú cho nhiều người.

Đó là sự tìm tòi và đột phá trong làm bóng đá trẻ, là cách vận dụng công nghệ tiên tiến và những phương pháp huấn luyện khoa học của thế giới vào đặc thù bóng đá VN để xây dựng mô hình đào tạo mà đến giờ trở thành hình tượng của biết bao lò đào tạo trẻ khác trong cả nước.

Cần đất để xây dựng nhiều sân, ông sẵn sàng cho đốn hết cây cao su đang cho thu hoạch để lấy mặt bằng cho bóng đá. Cần tiền ông cân đối tài chính với công ty lớn chạy vạy khắp nơi để xoay xở chi ít nhất từ 4 - 5 triệu USD/năm để thương hiệu Arsenal được song hành cùng học viện.

u23 viet nam gianh ngoi a quan chau a chien cong tham lang cua bau duc

Xuân Trường, hạt giống tốt của bầu Đức. Ảnh: AFC

Chính quyết tâm làm bóng đá trẻ căn cơ, bài bản, HAGL đã phát hiện và ươm mầm từng bước lứa cầu thủ Xuân Trường, Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn, Hồng Duy, Văn Thanh, Đông Triều… mà nhiều người trong số họ hiện là hạt nhân của U23 VN.

Trưởng đoàn bóng đá CLB HAGL Nguyễn Tấn Anh cho biết: “Những năm đầu làm bóng đá trẻ chúng tôi rất thuận lợi vì anh Ba sẵn sàng đáp ứng hết mọi yêu cầu miễn sao chất lượng cầu thủ được huấn luyện từ chân trần đến mang giày, từ sân nhỏ 3 chống 3, 2 chống 3 đến sân lớn, đá cho hay, cho sướng là thỏa đam mê.

Sau đó là những năm bắt đầu khó khăn của HAGL, học viện cũng có ảnh hưởng. Thời điểm đó, có người đề nghị anh Ba giao lại học viện để họ làm, nhưng anh kiên quyết từ chối vì với anh Học viện HAGL Arsenal JMG và Bệnh viện HAGL là lẽ sống còn của đời anh nên phải giữ cho bằng được”.

Tình yêu bóng đá mãnh liệt và mong muốn góp phần đào tạo thế hệ tài năng cho bóng đá VN của bầu Đức đã tạo nên giá trị vô hình không đo đếm được.

Không những thế bầu Đức còn thổ lộ: “Tôi không chỉ đào tạo cầu thủ đá bóng giỏi mà còn ươm mầm nhân cách để họ tự chăm sóc mình thành người tử tế, đó là giá trị lớn nhất.

Khi nhận trách nhiệm nuôi dưỡng những cầu thủ này, tôi đã hứa với gia đình các em là họ sẽ được đào tạo trở thành những cầu thủ lớn trong tương lai, vừa có chuyên môn giỏi vừa văn hóa tốt và phải là những đứa con ngoan và bản lĩnh để đứng vững trong cuộc sống”.

Thực tế mọi người đã thấy Xuân Trường, Công Phượng, Văn Toàn trả lời lời tiếng Anh lưu loát như thế nào, luôn toát lên niềm tin, sự lạc quan và nghị lực trong cuộc sống.

Họ đồng thời cũng được trang bị kiến thức nền tảng xã hội một cách chỉn chu khi đang là sinh viên chính quy của Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM.

Nhờ học viện với cách làm quá hay của bầu Đức đã tạo bệ phóng khi một loạt các trung tâm đào tạo trẻ tư nhân khác chỉ sau đó thời gian ngắn đã rộ lên như Hà Nội T&T, PVF, Viettel, Scavi…

Học viện HAGL còn “đánh thức” nhiều trung tâm đào tạo trẻ vốn sống bằng ngân sách của nhà nước phải thay đổi mô hình như Sông Lam Nghệ An, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Nam Định, Becamex Bình Dương… để bắt kịp xu thế mới, từ đó tạo nên hiệu ứng lan tỏa.

Những Quang Hải, Duy Mạnh, Đức Huy, Hà Đức Chinh hay Phan Văn Đức, Phạm Xuân Mạnh… chính là kết quả từ tác động của “lò” HAGL và sự đào tạo có chất lượng đó.

Đau đáu tìm thầy phù hợp

Đến bây giờ ai cũng thấy người đã có công lớn nhất mang HLV Park Hang-seo về VN chính là bầu Đức trong tư cách là Phó chủ tịch LĐBĐ VN (VFF).

Sau khi đội tuyển U22 thua ở SEA Games, nhiều tranh luận nổ ra nên tiếp tục sử dụng HLV nội hay phải thuê thầy ngoại. Thời điểm đó, ông Đức nói thẳng: “Mọi người có thể chê Hữu Thắng nhưng với tôi đây là HLV có cá tính, bản lĩnh và dám chịu trách nhiệm.

Thua ở SEA Games mọi người và Hữu Thắng đau một tôi đau mười vì tôi là người giới thiệu anh ấy. Nhưng đúng là với bóng đá VN “bụt nhà khó thiêng”. Đó cũng là bài học để tôi gấp rút cùng với Thường trực VFF tính ngay HLV ngoại cho đội tuyển và U23 VN”.

Quan điểm của bầu Đức rất rõ ràng là tìm người đừng dựa quá nhiều vào bằng cấp mà phải là người có kinh nghiệm và am hiểu bóng đá Đông Nam Á hoặc châu Á.

Điều mà bầu Đức “chấm” ở ông Park chính là ông từng là trợ lý cho HLV Hiddink ở World Cup 2002 và cái mà ông bầu phố núi thích nhất là đội Hàn Quốc năm đó chính là nền tảng thể lực tốt, có sức mạnh tranh chấp không thua gì các đội châu Âu và quan trọng là rất tự tin vượt qua nhiều đối thủ sừng sỏ như Ý, Tây Ban Nha.

u23 viet nam gianh ngoi a quan chau a chien cong tham lang cua bau duc Người Trung Quốc ấn tượng trước kỳ tích của U23 Việt Nam

"Thi đấu cực kỳ ấn tượng", "Tiếc vì vuột mất ngôi quán quân", là một số cảm nghĩ của khán giả Trung Quốc về đội ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.