Ứng dụng công nghệ giáo dục trực tuyến lên ngôi tại Đông Nam Á

Giới doanh nghiệp công nghệ giáo dục ở châu Á không chỉ làm ra những ứng dụng di động tốt cho trẻ em, mà còn giúp liên kết học sinh ở mọi lứa tuổi với gia sư trực tuyến nhiều hơn so với hiện tại.

Người dân ở các nước châu Á đang phát triển nhanh về công nghệ giáo dục trực tuyến. Làm thế nào để cung cấp giáo dục chất lượng cho hàng triệu người đang cần nó, trong các môi trường từ thành phố lớn như Bangkok và Hà Nội đến các vùng nông thôn hẻo lánh được xem là vấn đề cần giải quyết triệt để cho mô hình này. 

Trong khi các quốc gia nỗ lực cải thiện hệ thống trường học, các doanh nghiệp công nghệ giáo dục mới (EdTech) cũng đang tiến vào thị trường để bắt đầu đưa ra các giải pháp có thể thay đổi cách học, theo Forbes.

Công nghệ giáo dục (EdTech) là một ngành tăng trưởng mới nổi ở châu Á. Nhiều công ty có các sản phẩm và dịch vụ mà dường như, thoạt nhìn, là những thứ khá chuẩn, từ ứng dụng di động cho trẻ em, đến cả các mô hình kỹ năng cơ bản thông qua các trò chơi và câu đố, hay các nền tảng để liên kết học sinh ở mọi lứa tuổi với gia sư trực tuyến dễ dàng hơn.

Không chỉ biến người học thành trung tâm, công nghệ giáo dục ở châu Á còn giúp giáo viên có thêm thời gian - Ảnh 1.

Hầu hết quốc gia ASEAN đã đạt những bước tiến lớn trong phổ cập giáo dục, nhưng vẫn phải vật lộn với việc nâng cao chất lượng. Ảnh: istockphoto.com

Nhiều yếu tố đang thúc đẩy nhu cầu giáo dục tốt hơn các loại hình, ở mọi cấp độ, trên khắp Đông Nam Á. 

Giáo dục sau trung học, lý tưởng nhất là tại một trường đại học, đã trở thành mục tiêu của nhiều người. Và gần như tất cả mọi người đều muốn hoặc cần học tiếng Anh, khiến việc dạy tiếng Anh trở thành một lĩnh vực đang bùng nổ. 

Song thách thức cũng khá lớn. Ngân sách công ở hầu hết các nước ASEAN không dư dả. Hầu hết quốc gia ASEAN đã đạt những bước tiến lớn trong phổ cập giáo dục, nhưng vẫn phải vật lộn với việc nâng cao chất lượng. 

Đưa toàn bộ ngành tới tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới theo cách truyền thống là một đề xuất khó, vì nó sẽ đòi hỏi việc đào tạo thêm nhiều giáo viên hàng đầu và điều động họ tới khắp mọi nơi, kèm theo sự nâng cấp diện rộng đối chương trình giảng dạy và các nguồn lực.

Thực trạng đó mở ra cánh cửa cho các phương pháp phi truyền thống. Sự phát triển của điện thoại di động và sự thâm nhập của internet khiến cánh cửa mở rộng hơn. 

Công nghệ thông tin không thể giải quyết mọi vấn đề giáo dục, cũng như không thể thay thế việc học giữa người với người. Tuy nhiên, nó có thể thúc đẩy sự tương tác và tăng tác động của mỗi người lên nhiều lần.

Stanley Han là người sáng lập và điều hành KooBits, công ty vận hành ứng dụng dạy toán cho học sinh ở Singapore. Anh cho rằng từ trước tới nay, thu hút sự chú ý của học sinh luôn là việc của giáo viên. 

Tuy nhiên, anh nhận định sự phát triển của công nghệ giáo dục ở châu Á đã dẫn tới sự ra đời của nhiều nền tảng có khả năng thu hút học viên với qui mô lớn. Vì thế, việc học trở thành tự hướng dẫn và phối hợp về mặt bản chất.

"Giáo viên hưởng lợi từ những nền tảng như vậy, vì thời gian của họ được giải phóng để thực hiện hoạt động hướng dẫn và huấn luyện vốn quan trọng hơn nhiều", Han bình luận.

Tầm nhìn của Stanley Han đối với các nước Đông Nam Á rất rõ ràng. Anh tin rằng các nền tảng lấy người học làm trung tâm, với sự hỗ trợ của công nghệ, sẽ giúp mọi người có cơ hội tiếp cận nội dung giáo dục và đào tạo chất lượng. Và công nghệ sẽ giúp nhân rộng mô hình ấy ra toàn khu vực.

Một tầm nhìn như vậy là một sự thay đổi mô hình theo hai nghĩa. Nó chuyển khung tham chiếu từ giáo viên (vốn khan hiếm) sang người học (đối tượng có số lượng lớn), và nó sẽ tận dụng ngay những phương pháp hiệu quả nhất thay vì đuổi theo chúng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.