Những đổi mới và thay đổi trong các xu hướng sẽ xuất hiện khi người tiêu dùng và doanh nghiệp nỗ lực bình thường hóa tác động về tâm lí và kinh tế của dịch viêm phổi cấp Covid-19. Một nghiên cứu đối với hơn 50 startup từng mở rộng qui mô trong và sau các cuộc khủng hoảng toàn cầu cho thấy rõ qui luật ấy.
Khủng hoảng kinh tế thường làm tăng tốc độ thay đổi trong mô hình kinh doanh, thúc đẩy giảm chi phí và giá. Trong khi đó, đại dịch dẫn tới sự ra đời của nhiều mô hình kinh doanh mới.
Một điều hiển nhiên là đại dịch và khủng hoảng kinh tế đều là chất xúc tác, chứ không phải nguyên nhân dẫn tới những sáng tạo và đổi mới. Vô số startup và ý tưởng kinh doanh phát triển nhanh chóng nhờ những cuộc khủng hoảng.
Entrepreneur nêu lên 3 xu hướng đổi mới, sáng tạo có thể phát sinh sau đại dịch viêm phổi cấp COVID-19.
Từ lâu chuỗi cung ứng toàn cầu đã hướng đến việc duy trì chất lượng tương đối ổn định trong khi giảm thiểu chi phí ở mỗi công đoạn. Xu hướng ấy khiến rủi ro tăng khá rõ rệt về mặt địa lí và nhà cung cấp đối với hầu hết doanh nghiệp.
Ví dụ, việc Trung Quốc giảm quy mô sản xuất do Covid-19 và tạo ra tác động dây chuyền khắp thế giới điểm yếu trong phương pháp này.
Thế giới đang rất cần một mạng lưới cung cấp phân tán hơn, mang tính phối hợp hơn và có khả năng truy xuất nguồn gốc các thành phần phân phối, trên nhiều khu vực địa lý và nhà cung cấp trong khi vẫn duy trì khả năng nhân rộng qui mô.
Nhu cầu ấy sẽ đòi hỏi thế giới lập nên những nền tảng dựa trên các công nghệ phức tạp như 5G, tự động hóa, IoT và chuỗi khối để liên kết nhiều người mua với nhiều nhà cung cấp đáng tin cậy trên một chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, nhu cầu ấy cũng sẽ tạo ra tác động dây chuyền đối với việc ứng dụng công nghệ xe tự lái và thiết bị giao hàng tự đọng khi nhu cầu giao hàng cho thương mại điện tử sẽ vượt xa số lượng tài xế mà các doanh nghiệp cần để vận chuyển hàng tới người mua.
Những nền tảng thương mại điện tử B2B như Alibaba hay Amazon sẽ có thể tiến đến việc sở hữu hệ sinh thái chuỗi cung ứng phức tạp hơn trong thập kỉ tới.
Dịch COVID-19 đã thôi thúc các cơ quan chính phủ phản ứng nhanh hơn trước. Trung Quốc lập kỉ lục khi xây dựng một bệnh viện dã chiến chỉ trong 10 ngày ở thành phố Vũ Hán.
Hàn Quốc xét nghiệm hơn 200.000 người và sử dụng điện thoại di động để theo dõi sự di chuyển của những người nhiễm, đồng thời cảnh báo mọi người về vị trí của những người nhiễm theo thời gian thực để công chúng tránh họ.
Mọi nỗ lực ấy, cùng với sự minh bạch về tình hình dịch bệnh, có thể sẽ phát huy hiệu quả lớn hơn nếu chúng ta có thêm nhiều thành phố thông minh trên toàn cầu.
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Glasgow (Anh) cho thấy chỉ 27 trong số 5.500 thành phố lớn trên thế giới có đủ tiêu chuẩn để trở thành đô thị thông minh.
Với bài học từ COVID-19, có lẽ nhiều chính phủ sẽ ưu tiên cho việc phát triển thành phố thông minh trong vài năm tới vì chúng sẽ giúp quốc gia quản lí và phối hợp hành động hiệu quả hơn khi khủng hoảng xảy ra.
Những đối tượng hưởng lợi từ phong trào đầu tư cho thành phố thông minh sẽ bao gồm chính phủ, các tập đoàn công nghệ lớn như Microsoft, Cisco, Siemens và những công ty khởi nghiệp ở châu Âu và Mỹ.