Ứng dụng xe VATO, ngay sau khi Uber ngừng hoạt động tại Việt Nam, hãng xe Phương Trang cho biết đã đầu tư 100 triệu USD (hơn 2.200 tỉ đồng) vào ứng dụng Vivu, đổi tên thành VATO, để cạnh tranh với Grab, lấp chỗ trống của Uber.
Ứng dụng taxi T.NET chính là ứng dụng do nhóm giảng viên và sinh viên ĐH FPT phát triển khắc phục được nhược điểm của Uber, Grab. Được biết, T.NET sẽ hướng đến có mặt tại cả các tỉnh thành nhỏ lẻ.
Với khách hàng, ứng dụng gọi xe T.NET hiện đang có 8 hạng xe dịch vụ, từ bình dân đến cao cấp gồm xe mô tô (xe ôm), xe hơi và taxi.
Ứng dụng DiDi Việt Nam cũng giống như các ứng dụng gọi xe trên thị trường như Grab, T.NET và VATO, DiDi Việt Nam cũng hoạt động trên cả hệ điều hành IOS và Android. Người dùng chỉ cần có chiếc điện thoại thông minh có thể đặt xe thông qua ứng dụng này khi truy cập Internet hoặc kết nối 3G, 4G.
Tuy nhiên cho đến hiện tại, hãng xe này đã gần như không còn chỗ đứng trong thị trường xe công nghệ Việt Nam bởi số lượng tài xế cũng như lượng khách hàng rất ít.
ABER, ứng dụng đặt xe được phát triển bởi một nhóm các kĩ sư Việt Nam tại Đức chính vì vậy Aber có nghĩa là ABSOLUTE DRIVER: “Người tài xế hoàn hảo”. Với các dịch vụ cũng tương tự như các hãng xe công nghệ khác hi vọng ứng dụng này sẽ tìm được thị trường riêng cho mình.
Các dịch vụ của hãng này bao gồm: ABER BIKE, ABER CAR, ABER TRUCK, ABER TRAVEL, ABER EXPRESS, ABER BUS tuy nhiên hiện tại trên ứng dụng Aber chỉ mới thấy xuất hiện dịch vụ Aber Bike (xe ôm 2 bánh), Aber Car, Aber Express và Eber Truck và có thể hãng này sẽ phát triển các dịch vụ trên trong thời gian tới.
Gần đây nhất là hãng xe Go- Viet, là một ứng dụng gọi xe công nghệ với các tính năng tưng tự như các ứng dụng khác (Grab,Uber,Vato...) với chức năng chính là gọi xe, giao hàng, giao thức ăn và tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến.
Go-Viet là hãng xe công nghệ được công ty Go-Jek đầu tư và hậu thuẫn phía sau. Go-Jek sẽ đầu tư chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của mình trong 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gọi xe tại Indonesia.
Go-Jek đã đầu tư hơn 500 triệu USD vào 4 thị trường tại Đông Nam Á là Viet nam, Singapore, Thai Lan, Philippines...với số tiền trên thì Go-Viet đang là đối thủ lớn nhất của Grab tại Việt Nam.
Go-Jek chính là công ty cung cấp dịch vụ gọi xe trên nền tảng di động mà chúng ta hay còn gọi là xe ôm công nghệ . Ứng dụng Go-Jek cung cấp rất nhiều dịch vụ như: xe ôm 2 bánh và 4 bánh, dịch vụ mua sắm, dịch vụ dọn nhà, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ sửa xe…
Mặc dù có nguồn vốn đầu tư khá lớn nhưng vẫn có những thông tin phàn nàn rằng ứng dụng Việt chưa thực sự vận hành một cách mượt mà và khả năng triển khai thương mại của nhóm phát triển ứng dụng chưa tốt.
Các ứng dụng Việt cũng nhận được rất nhiều phản hồi không tích cực như chậm chạp, thậm chí mở ứng dụng lên cũng bị chậm, chứ chưa nói việc đặt xe.
Những ngày gần đây, Go-Viet đang “làm mưa làm gió” thu hút nhiều tài xế tham gia, dự kiến sẽ có vị thế và có thể coi là một trong những đối thủ mạnh nhất của Grab ở thời điểm hiện tại.
Thế nhưng nhiều người vẫn băn khoăn bởi có quá nhiều tài xế đăng ký, tuy nhiên khách hàng sử dụng ứng dụng và biết đến hãng này chưa nhiều.
Lí do khiến các xe công nghệ lần lượt “chết yểu” đó là chưa sử dụng hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ đến với khách hàng, nhiều người vẫn chưa biết tới hãng xe, vì thế lái xe rất khó có khách khiến cho tài xế chán nản xoá ứng dụng.
Không thể phủ nhận các đối thủ xe công nghệ Việt của Grab đang không ngừng cải thiện về công nghệ, tuy nhiên vẫn chưa đủ để “soán ngôi” Grab, một ứng dụng xe mang tầm khu vực.
Mặc dù chiết khấu của Grab khá cao nhưng nhiều tài xế vẫn theo và đầu quân cho hãng này đó là bởi Grab luôn luân chuyển chương trình thưởng, dừng chương trình này sẽ có chương trình khác thay thế nên tài xế vẫn yên tâm làm việc. |
Grab vẫn chưa phải là một ứng dụng được lòng người sử dụng và tài xế tuy nhiên nếu so về mảng công nghệ, định vị, tính tiền, chọn quãng đường, chọn tài xế… thì vẫn khá hơn các hãng khác.
Chưa kể Grab có sự hậu thuẫn bởi các công ty, ngân hàng lớn, có tiềm lực mạnh mẽ, mảng công nghệ cũng luôn được cải thiện. Chính vì thế để thay thế được Grab ở ngôi vị "bá vương" thì các hãng xe công nghệ khác sẽ còn phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc.
Muốn giữ vững thế ‘độc quyền’ Grab thưởng 5% doanh thu mỗi tuần cho tài xế
Mới đây, Grab chính thức triển khai chương trình nhận ngay 5% doanh thu mỗi tuần dành cho toàn bộ đối tác GrabBike trong khu ... |
FASTGO đã có mặt tại thành phố HCM với cách thu chiết khấu 'đặc biệt'
Thị trường gọi xe công nghệ đang nóng dần lên khi mà các hãng đang đua nhau ra mắt và mở rộng dịch vụ của ... |
Grab đưa ra chương trình thưởng giờ cao điểm mới nhằm ‘giữ chân’ tài xế
Mới đây, Grab đã chính thức đưa ra thông báo mới về chương trình thưởng giờ cao điểm tuần và thưởng tích góp tháng dành ... |
Taxi công nghệ Việt rầm rộ ra mắt rồi 'biệt tăm'
Ngay sau khi Uber rời khỏi Việt Nam, các hãng xe công nghệp Việt đua nhau ra đời. Hàng loạt các chương trình khuyến mại, ... |