Cái kết cay đắng của 9X đồng tính lấy chồng vì chữ 'hiếu' |
Bà Cao Kim Châu cùng con trai lên nhận giải thưởng "Người đồng hành của năm". |
- Sau khi được vinh danh trong hạng mục giải Người đồng hành của năm do cộng đồng LGBTIQ bình chọn, cảm xúc của bà đến hiện tại như thế nào?
Thật sự khi đến với các hoạt động của các bạn LGBTIQ, các phụ huynh như chúng tôi chỉ mong muốn góp tiếng nói của người trong cuộc nhằm đẩy lùi định kiến và phân biệt đối xử dành cho cộng đồng này, trong đó có các con tôi. Điều đó là tự nguyện và vô điều kiện như cách mà mọi ông bố bà mẹ luôn dành cho con mình.
Giải thưởng này là vô cùng bất ngờ đối với tôi. Tuy vậy, tôi vẫn không cho là nó dành tặng riêng cho cá nhân tôi, không chỉ tôn vinh một con người cụ thể. Thông điệp của giải chính là tôn vinh sự đa dạng trong cuộc sống này, sự đa dạng khiến cuộc sống chúng ta phong phú hơn, rộng mở hơn. Người với người đến gần nhau hơn khi sẵn sàng đón nhận sự khác biệt của nhau. Và tôi thật sự hạnh phúc được là một phần của tiến trình vận động này.
- Cơ duyên nào đã đưa bà tới hành trình bảo vệ quyền cho người LGBTIQ?
Năm 2011, tôi phát hiện con mình khác biệt trong xu hướng tính dục. Cùng thời điểm đó, tôi quan sát được con mình đang chịu sự phân biệt đối xử trong môi trường học đường. Mặc dù đang rất hoang mang và mất phương hướng vì phải đối diện với sự thật này nhưng như một phản xạ, tôi chỉ muốn bảo vệ và bênh vực con mình.
Thật may mắn là tôi chưa kịp làm gì tổn thương đến con như một số phản ứng thiếu phù hợp của nhiều gia đình khác. Cùng với các bố mẹ có con là LGBT, chúng tôi ngồi với nhau trao đổi thật nhiều về con mình để hiểu cặn kẽ bản chất vấn đề của hiện tượng này nằm ở đâu.
Thời điểm đó, trung tâm ICS cũng vừa được chính thức thành lập không lâu và chúng tôi đã tìm được sự kết nối này. Năm 2012, sau các hội thảo, tập huấn về đa dạng giới nhằm hiểu biết thêm về cộng đồng LGBT, chúng tôi rất may mắn có cơ hội tiếp cận với các đại biểu Quốc hội trong tiến trình lấy ý kiến người dân trong việc soạn thảo Luật Hôn nhân - Gia đình sửa đổi có yếu tố hôn nhân đồng giới.
Đây là bước ngoặc lớn khiến các bậc cha mẹ chúng tôi cảm nhận sâu sắc hơn về quyền của người LGBTIQ và trách nhiệm của mọi người trong tiến trình vận động và bảo vệ quyền của các con cần thiết như thế nào. Để thúc đẩy cho tiến trình ấy hiệu quả hơn, khả thi hơn không gì bằng sự thừa nhận của chính bố mẹ mình. Vì nếu ngay cả bố mẹ là người sinh ra con mà vẫn không thừa nhận con mình thì cả xã hội ngoài kia làm sao thừa nhận chúng!
- Có bao giờ bà cảm thấy bản thân mình gặp bế tắc, khó khăn trong công việc vận động và bảo vệ quyền cho người LGBT? Bà đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào?
Thời gian đầu, tôi cũng gặp rất nhiều trở ngại, chủ yếu từ bản thân mình. Sự khó khăn đó đến từ sự sợ hãi “đồng tính”. Thời điểm ấy, người ta vẫn cho rằng đồng tính là xấu xa, bất hạnh, vô phúc, nghiệp báo hay sai lầm đáng tiếc nào đó của mình hay gia đình mình.
Sự sợ hãi một thời gian khiến tôi phải thu mình lại, xa lánh mọi người, thường xuyên thay đổi chỗ làm vì thấy thiếu an toàn. Điều đó khiến chất lượng cuộc sống ngày càng trở nên tồi tệ. Và tôi nhận thức được rằng, con trai tôi cũng đã phải trải qua những ngày tháng khủng khiếp đó như thế nào khi chỉ có một mình. Chính bản năng làm mẹ mách bảo tôi phải khác đi, phải làm gì đó cho con, phải để con được sống cuộc đời thật sự của nó theo cách mà con đã được tạo ra để làm người trên thế gian này.
Sau quá trình tìm hiểu, kết nối và có những hoạt động thiết thực cùng cộng đồng LGBTIQ, tôi và các bố mẹ khác càng thêm vững tin hơn vào sự chọn lựa của mình. Đó là đồng hành cùng con mình, cùng cộng đồng LGBTIQ, cùng toàn thể những người tử tế khác góp phần kiến tạo nên một thế giới con người đa dạng và đầy tình yêu thương.
Bà Cao Kim Châu (đứng thứ 3 từ phải sang) trong một sự kiện cộng đồng LGBTIQ Quảng Bình. |
- Trong quá trình tham gia các hoạt động, bà có gặp sự cản trở từ phía gia đình cũng như lời bàn tán của những người hàng xóm hay đồng nghiệp? Nếu có, bà đã xử lý như thế nào để tiếp tục kiên trì con đường mà mình lựa chọn?
Cũng có vài ý kiến quan ngại, phê phán khi tôi ủng hộ cho việc này, kiểu như: “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đạy lại" hay bày tỏ sự lo lắng cho sức khỏe và công ăn việc làm của tôi bị ảnh hưởng. Nhưng với tôi, việc mình làm không hề xấu xa nên không cần thiết phải che đạy lại.
Ngược lại, công việc đó cần phải được lan tỏa đến mọi thành phần xã hội vì tính nhân văn của nó. Cuộc sống tự do và nhân phẩm của con người mới là thứ mà tôi luôn mong muốn lên tiếng đánh động mối quan tâm của mọi người hơn là việc phải khoe ra những cái đẹp không thực chất hay những cái xấu xa bị lên án “nặng mùi” định kiến.
- Nhìn lại chặng đường một năm qua, bà có thể chia sẻ lại những hoạt động gây ấn tượng của mình?
Năm 2017 là năm bùng nổ với dự án Trường học Cầu vồng (THCV) trên cả nước. Ước tính tôi đã được tham gia khoảng 20 trường học mang dự án THCV về trường mình với vai trò diễn giả hoặc phụ huynh có con là LGBT. Thật sự đây là dự án vô cùng thiết thực mang bản chất giáo dục để thay đổi.
Chỉ với nền tảng kiến thức vững vàng, đầy đủ và khoa học, chúng ta mới đủ cơ sở thuyết phục, vận động và bảo vệ lẫn nhau khỏi những bạo lực mang định giới nhắm vào người LGBTIQ.
Thầy cô, những nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh chính là những đối tượng cần nắm rõ các kiến thức về đa dạng giới và đa dạng tính dục nhằm phòng chống bạo lực học đường phân biệt đối xử trên cơ sở định kiến giới để đảm bảo con em chúng ta được học tập, sinh hoạt trong một môi trường an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Một mảng quan tâm nữa của tôi trong năm qua chính là hỗ trợ phát triển các cộng đồng địa phương chưa thành lập được các hội nhóm LGBT hoạt động vì quyền của mình.
- Vậy trong năm 2018, bà đã có những dự định gì để phát triển hơn nữa công việc vận động và bảo vệ quyền của người LGBTIQ?
Bằng "vốn liếng" suốt 7 năm lắng nghe và tham vấn cộng đồng, tôi đang ấp ủ dự định tạo một chương trình radio với cách thức như “trò chuyện đêm khuya”. Tôi mong muốn thông qua chương trình để kể lại những câu chuyện tôi được chia sẻ giúp mọi người, hiểu được quá trình công khai của người LGBT và gia đình họ đã vượt qua sự khó khăn ra sao. Mặc khác, tôi muốn các gia đình đang đối diện với vấn đề này sẽ chủ động tiếp cận hơn để lý giải cho những khúc mắc của chính mình.
- Bà kỳ vọng phong trào vận động quyền LGBT trong tương lai sẽ diễn ra như thế nào?
Tôi mơ tới một viễn cảnh không xa khi tôi và cộng đồng sẽ không cần phải vận động và bảo vệ quyền cho người LGBTIQ.
- Cám ơn bà rất nhiều về cuộc trò chuyện lần này!
Giải thưởng LGBT Việt Nam là sự kiện thường niên do trung tâm ICS tổ chức nhằm vinh danh những cá nhân, tập thể, sản phẩm truyền thông và nghệ thuật đã góp phần thúc đẩy phong trào quyền của cộng đồng LGBT Việt Nam trong năm qua. Giải thưởng LGBT Việt Nam 2017 bao gồm 11 hạng mục: Ngôi sao của năm, Phim ảnh của năm; Người truyền cảm hứng của năm; Hội nhóm của năm; Sáng kiến của năm; Doanh nghiệp của năm; Người đồng hành của năm, Trường học cầu vồng của năm; Cá nhân thúc đẩy giáo dục của năm; Bài báo/bài viết của năm và Video truyền thông của năm. Giải thưởng LGBT Việt Nam 2017 được tổ chức vào ngày 28/1/2018 vừa qua tại TP Hồ Chí Minh. |
Chuyện tình của ba cặp đồng tính nữ 'hot' nhất mạng xã hội
Không chỉ khiến nhiều người ghen tị bởi những bức ảnh quan tâm nhau ngọt ngào, những cặp đôi đồng tính nữ còn gây bất ... |
Cái kết ngọt ngào của người phụ nữ 3 năm đi tìm cô gái khiến mình 'trúng tiếng sét ái tình'
Leigh, một người phụ nữ hơn 40 tuổi đến từ Mỹ đã không thể tin rằng, cô đã tìm được cô gái từng khiến mình ... |