VCSC: Lãi sau thuế của Gỗ An Cường có thể tăng trưởng 25% giai đoạn 2022 - 2024

Theo VCSC, doanh thu của An Cường được kỳ vọng sẽ tăng nhanh trong nửa cuối 2022, vì nửa cuối năm thường là mùa cao điểm của doanh nghiệp.

Trong báo cáo cập nhật mới đây của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), đơn vị này dự báo lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2022 - 2024 của CTCP Gỗ An Cường (mã chứng khoán: ACG) có thể tăng khoảng 16 - 25%.

Tăng trưởng doanh thu của ACG được kỳ vọng sẽ tăng nhanh trong nửa cuối 2022, vì nửa cuối năm thường là mùa cao điểm của ACG, một phần bởi 6 tháng 2021 các hoạt động xây dựng trong nước bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Biên lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm nay của ACG đạt 29,2%, cao hơn so với mức dự báo 27,2% cho cả năm 2022 trước đó, nhờ biên lợi nhuận gộp của cả hai mảng trong nước và xuất khẩu.

Cụ thể, biên lợi nhuận gộp xuất khẩu nửa đầu năm nay tăng đáng kể lên 9% so với 5,4% cùng kỳ. Xuất khẩu còn là một mảng kinh doanh mới của ACG và đang ở trong giai đoạn tăng trưởng nhanh.

Mảng xuất khẩu cũng là cơ sở để VCSC điều chỉnh giảm dự báo doanh thu do nhu cầu đồ nội thất từ các nền kinh tế phát triển đem lại sự kém lạc quan.

Bên cạnh đó, VCSC loại trừ quyền sử dụng đất tại cụm nhà máy Thái Hòa của ACG khỏi quá trình định giá của đơn vị này, do thiếu thông tin về lịch trình chuyển đổi đất sang mục đích phi công nghiệp của chính quyền, chi phí di dời các nhà máy hiện đang nằm trên lô đất, có thể bù đắp đáng kể giá trị đất hiện có và kế hoạch của ACG về việc phát triển bất động sản nhà ở trên lô đất này.

Ban lãnh đạo An Cường cho biết thêm, khoảng 50% chi phí bán hàng và hành chính của ACG là chi phí cố định. 

Doanh thu bán hàng trong nước 6 tháng đầu năm nay tăng 11% nhờ nhu cầu trang bị nội thất phục hồi. Ngoài nguồn cung bất động sản mới, nhu cầu này còn đến từ các giao dịch bất động sản thứ cấp và các chủ sở hữu nhà hiện tại, đây là điều mà ban lãnh đạo của ACG cho là tích cực. 

Mặt khác, theo ban lãnh đạo, ACG không xuất khẩu ván ép và đóng góp giá trị của ván ép trong sản phẩm tủ của công ty là nhỏ. Do đó, doanh nghiệp không bị ảnh hưởng từ các cuộc điều tra thuế của Bộ Thương mại Mỹ trong việc yêu cầu các nhà sản xuất Việt Nam chứng minh tủ gỗ và ván ép không phải là hàng trung chuyển hoặc được làm bán thành phẩm từ Trung Quốc.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.