Cụ thể, Burberry đã đốt hết 37 triệu USD quần áo, phụ kiện và nước hoa chưa bán, theo báo cáo thường niên của hãng, trong bối cảnh hiện nay trên toàn thế giới đang phát động chiến dịchchống hàng giả.
Các nhà bán lẻ cho rằng, đây giống như một biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và ngăn chặn các công ty khác làm giả sản phẩm, sau đó bán ra ngoài với mức giá rẻ mạt.
Thương hiệu thời trang Burberry tiêu hủy 37 triệu USD hàng tồn. |
Theo The Times, giải pháp này khá phổ biến đối với các thương hiệu nổi tiếng khi muốn giải quyết lượng hàng tồn không mong muốn, đồng thời ngăn chặn các sản phẩm được bán với giá chiết khấu. Bên cạnh đó, các thương hiệu cũng muốn duy trì tính độc quyền hàng hóa của mình và ngăn chặn nạn hàng giả.
Một số thương hiệu thời trang cao cấp khác như Chanel và Louis Vuitton cũng phải tiêu hủy một số mặt hàng của mình vì không muốn bán hạ giá sản phẩm - phương pháp mà theo họ sẽ làm giảm giá trị của thương hiệu.
Tuy nhiên, hành động này cũng vấp phải sự chỉ trích của nhiều người vì cho rằng nó ảnh hưởng đến môi trường.
Richemont, chủ sở hữu thương hiệu Cartier và Montblanc cũng thừa nhận việc tiêu hủy hơn 400 triệu bảng Anh các sản phẩm đồng hồ trong vòng 2 năm sau khi hàng hóa của nhãn hiệu này dư thừa quá mức tại các thị trường châu Á.
Đối thủ Mumuso dính 'bão' dư luận, CEO của Miniso rời ghế
Trao đổi với báo chí, bà Dương Thanh Tâm - người đưa Miniso về Việt Nam cho biết bà đã chính thức rời khỏi Miniso ... |
Mumuso đã 'đánh lừa' khách hàng ra sao
Trên nhiều sản phẩm của Mumuso có ghi xuất xứ từ Trung Quốc nhưng trên bao bì lại sử dụng nội dung thể hiện sự ... |
Sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc 'gắn mác' Hàn, Nhật không chỉ có Mumuso
Không chỉ có Mumuso có bán những sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc mà bên cạnh đó có một số thương hiệu khác ... |
Mumuso Việt Nam có thể phải chịu phạt như nào?
Mumuso Việt Nam dù tự nhận là thương hiệu bán lẻ hàng tiêu dùng phong cách thời trang Hàn Quốc cũng như vô tư quảng cáo những ... |