Theo quy ước, tiết thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 dương lịch. Năm nay, Tết Thanh minh sẽ rơi vào ngày 5/4 (tức 20/2 Âm lịch) và kéo dài đến ngày 20/4 khi tiết Cốc vũ bắt đầu.
Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Ban Trị sự phật giáo tỉnh Hòa Bình, trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Hòa Bình) cho biết, Tết Thanh Minh tuy không là cái tết lớn nhưng lại gắn liền với đạo đức, bổn phận người Việt Nam, bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao tổ phụ. Đây được coi là ngày giỗ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
Thông thường, các gia đình luôn chuẩn bị một số lễ vật trước một ngày đi cúng mộ bao gồm một bộ tam sinh, nhang đèn, giấy ngũ sắc, quần áo giấy, vàng mã, và hoa quả tươi… để đi tảo mộ. Khi ra đến mộ phần của người đã khuất, con cháu sẽ lau chùi, dọn dẹp xung quanh, quét lá, làm cỏ các phần mộ… sau đó cúng khấn bài khấn thể hiện lòng biết ơn, nhớ tới cội nguồn, và hóa vàng mã cho người đã khuất.
Theo ghi nhận của phóng viên trong những ngày tháng 3 âm lịch này tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn - Hòa Bình), người dân đã nô nức đổ về dâng hương hoa, sửa sang lại những phần mộ của gia đình mình.
Trái với suy nghĩ của nhiều người cho rằng nơi tảo mộ có âm khí nặng, sẽ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ nhỏ, trong những dòng người đổ về công viên nghĩa trang này để tảo mộ, không hiếm em nhỏ được ông bà, cha mẹ dắt theo.
Đại gia đình chị Ngọc có nhiều em nhỏ theo cùng đi tảo mộ. Ảnh PT |
Gia đình chị Nguyễn Thị Bích Ngọc (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) còn đưa cả cháu nhỏ mới sinh lên thắp hương cho cụ. Chị Ngọc cho biết: “Nhân dân ta vẫn có câu “sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người mỗi mồ”. Người Việt Nam vẫn coi “phần mộ” như là nhà của người đã chết. Khi còn sống, ba tôi là người rất tình cảm, luôn thương yêu các con trong nhà nên năm nào cứ ngày lễ Tết, Tết thanh Minh… 5 anh em chúng tôi cùng mẹ và con cháu dù bận đến mấy cũng sẽ thu xếp về cùng nhau thắp hương. Không gian ở đây rất đẹp, thoáng mát sạch sẽ, nó không giống với các nghĩa trang ở nhiều nơi, lần nào lên gia đình cũng đưa các cháu nhỏ đi cùng. Năm nay đại gia đình có thêm thành viên nhỏ mới được hơn 4 tháng cũng được đưa lên theo thắp hương cho cụ”.
Nhiều gia đình cho trẻ nhỏ đi tảo mộ cho rằng điều này giúp các em nhỏ trước là biết vị trí những ngôi mộ của gia tiên, đồng thời để tập cho chúng sự kính trọng hiếu đễ tổ tiên qua phong tục tảo mộ.
Một số hình ảnh người dân tảo mộ dịp Tết Thanh Minh tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên:
Bé sơ sinh, em nhỏ được đại gia đình nhà chị Ngọc đưa đi tảo mộ |
Theo nhiều gia đình, đưa trẻ đi tảo mộ sẽ tập cho chúng sự kính trọng hiếu đễ tổ tiên qua phong tục tảo mộ |
Các thành viên trong gia đình tụ họp cùng về thắp hương cho người đã khuất |
Chuẩn bị đồ lễ dâng cúng tổ tiên |
Nhiều người đến công viên nghĩa trang tảo mộ |
Cần biết 21:52 | 31/03/2024
Cần biết 17:36 | 05/01/2022
Lối sống 20:00 | 05/04/2019
Lối sống 19:00 | 05/04/2019
Lối sống 10:27 | 05/04/2019
Lối sống 07:43 | 03/04/2019
Lối sống 07:39 | 02/04/2019
Lối sống 14:00 | 01/04/2019