Những điểm khác biệt trong dịp Tết Thanh minh ở Việt Nam và Trung Quốc

Tết Thanh Minh ở Trung Quốc được xem là quốc lễ, là sự kết hợp của nỗi buồn và hi vọng. Người dân Trung Hoa thường sẽ tập trung đi tảo mộ ông bà, du xuân và thưởng thức những món ăn truyền thống với ý nghĩa hết sức nhân văn.

Thanh minh có ý nghĩa là trong sáng, khái niệm này cũng được biết tới là 1 trong 24 tiết khí, thường rơi vào khoảng trước hoặc sau ngày 5 tháng 4 dương lịch. Tên gọi Tiết Thanh minh ở Trung Quốc xuất phát từ thời điểm vào mùa đông đã kết thúc, lúc này tiết trời đã bắt đầu ấm áp, khí hậu ấm áp, cây cỏ sinh sôi nảy nở và trùng với thời điểm mùa cấy vụ xuân. 

Đây là 1 trong 8 ngày lễ quan trọng nhất của người Trung Quốc (xem như quốc lễ), người dân thường đi tảo mộ để tưởng nhớ tổ tiên và hướng về cội nguồn.

Những điểm khác biệt trong dịp Tết Thanh minh ở Việt Nam và Trung Quốc - Ảnh 1.

Tiết Thanh Minh là dịp lễ rất ý nghĩa với người dân Trung Hoa. (Ảnh: Nanrenwo)

Tiết Thanh Minh, người dân đi tảo mộ, trồng cây

Những điểm khác biệt trong dịp Tết Thanh minh ở Việt Nam và Trung Quốc - Ảnh 2.

Thanh minh là dịp lễ đặc biệt và thiêng liêng với người dân Trung Hoa. (Ảnh: Joeymasong)

Với đạo lí "uống nước nhớ nguồn", từ xa xưa Tiết Thanh minh đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của người dân Trung Quốc. Đây không chỉ là thời điểm cho mùa vụ mới mà còn là nghi thức đầu xuân quan trọng, nó được xem như là sự kết hợp của nỗi buồn và hi vọng… 

Những điểm khác biệt trong dịp Tết Thanh minh ở Việt Nam và Trung Quốc - Ảnh 3.

Tảo mộ là hoạt động chính trong Tiết Thanh Minh. (Ảnh: The Beijinger)

Tảo mộ là hoạt động chính của người dân trong Tiết Thanh Minh. Nói một cách đơn giản là quét dọn sạch sẽ, gọn gàng mồ mả ông bà tổ tiên, những người đã khuất bóng.

Những điểm khác biệt trong dịp Tết Thanh minh ở Việt Nam và Trung Quốc - Ảnh 4.

Nghĩa Trang được tu sửa, dọn dẹp tươm tất. (Ảnh: The Beijinger)

Năm nào cũng vậy, ở những nghĩa trang đất nước Trung Hoa lúc nào cũng nườm nượp người dân đi tảo mộ, vì thế mà con đường vào nghĩa trang trở nên chật hẹp hơn. 

Sau khi đã hoàn tất thủ tục sửa sang, quét dọn mồ mả nghĩa trang sạch sẽ, con cháu bày thức ăn, hoa quả ra cúng những người đã khuất, thắp hương, đốt tiền vàng để tưởng nhớ tổ tiên.

Những điểm khác biệt trong dịp Tết Thanh minh ở Việt Nam và Trung Quốc - Ảnh 5.

Nhiều người xem đây là dịp có thể gần với ông bà tổ tiên nhất. (Ảnh: Teddy Ye)

Thanh minh là thời điểm có mưa xuân, sức sống của cây cũng mãnh liệt nên người Trung Quốc có thói quen trồng cây lấy lộc. Nhiều người còn gọi tiết Thanh minh là tết trồng cây. Phong tục này được lưu truyền đến tận ngày nay.

Hội du xuân trong Tiết Thanh minh

Những điểm khác biệt trong dịp Tết Thanh minh ở Việt Nam và Trung Quốc - Ảnh 6.

Đây cũng là thời điểm trăm hoa đua nở. (Ảnh: Lin Yiguang)

Từ lâu Tiết Thanh minh trở thành một ngày hội rất phong phú về văn hóa và tâm linh, nó còn được gọi là hội "Đạp thanh". Ngoài tảo mộ, người dân sẽ tham gia ngày hội du xuân và các hoạt động văn hóa để kết nối tình yêu thương giữa những người với nhau. 

Những người trong gia đình cùng nhau đi ra ngoài chăm sóc, quét dọn mồ mả của tổ tông, đi bách bộ dạo mát trong công viên, trồng cây dương liễu, thả diều, hoặc tham dự trò chơi và thể thao gồm có đánh đu, đá banh da, và đá cầu.

Những điểm khác biệt trong dịp Tết Thanh minh ở Việt Nam và Trung Quốc - Ảnh 7.

Những điểm khác biệt trong dịp Tết Thanh minh ở Việt Nam và Trung Quốc - Ảnh 8.

Nhiều người dân tranh thủ du lịch vào dịp này. (Ảnh: Zjol)

Trong xã hội hiện đại, khá nhiều người tranh thủ khoảng thời gian này cùng gia đình và bạn bè tổ chức đi chơi xa hoặc đi dã ngoại. Nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc trong những ngày này đều rơi vào tình trạng kẹt cứng trong biển người.

Những trò chơi dân gian truyền thống

Từ thời nhà Thanh, người Trung Quốc thường hay có thói quen tham dự các trò chơi thể thao như đá banh da, đánh đu, và đá cầu trong Tiết Thanh minh. Đây là những trò chơi đại chúng, ai cũng có thể chơi được, không phân biệt giới tính nam nữ, thường dân hay vua chúa. 

Theo truyền thuyết kể lại rằng, hoàng đế xưa kia vốn lập ra bộ môn đá banh da (hay còn gọi là "Cuju") để huấn luyện binh sĩ, giờ đây trở thành loại hình thể thao giải trí được nhiều người ưa thích.

Những điểm khác biệt trong dịp Tết Thanh minh ở Việt Nam và Trung Quốc - Ảnh 9.

Những điểm khác biệt trong dịp Tết Thanh minh ở Việt Nam và Trung Quốc - Ảnh 10.

Bộ môn đá banh da được tái hiện lại trong ngày Thanh minh. (Ảnh: Kanmakiful)

Trong những ngày Tiết Thanh Minh, không kể ngày hay đêm, người dân tha hồ thả những chiếc diều trên bầu trời, mang tới sự cảm nhận thật tuyệt vời và dễ chịu biết bao. 

Những chiếc lồng đèn nhỏ được gắn vào dây diều, đem thả trên bầu trời tựa xa xa như những ngôi sao sáng lấp lánh, tỏa ra một sức hút hấp dẫn làm xao xuyến bao con tim lữ khách và người dân. 

Ngoài ra, kéo co và tục chọi gà cũng là những hoạt động truyền thống thu hút đông đảo người dân tham gia vào dịp Tiết Thanh minh.

Những điểm khác biệt trong dịp Tết Thanh minh ở Việt Nam và Trung Quốc - Ảnh 11.

Tục chọi gà được nhiều người yêu thích. (Ảnh: Hksilicon)

Tục ăn bánh Thanh đoàn tử, bánh cuộn thừng vào Tiết Thanh Minh

Vào Tiết Thanh minh, người Trung Hoa thường có tục ăn bánh Thanh đoàn tử. Đây là loại bánh có màu xanh bóng như ngọc, vị mềm, thơm, ăn vào thấy ngọt mà bùi, béo mà không ngấy. Người Giang Nam dùng thứ bánh này để cúng tổ tiên nên Thanh đoàn tử không chỉ là một món ăn mà đã trở thành phong tục ẩm thực của vùng đất này.

Những điểm khác biệt trong dịp Tết Thanh minh ở Việt Nam và Trung Quốc - Ảnh 12.

Bánh Thanh đoàn tử được làm tỉ mỉ và chăm chút. (Ảnh: Sohu)

Muốn làm ra thành phẩm chiếc bánh này, người ta ép lấy nước một loại cỏ thảo mộc có tên gọi là "tương mạch thảo". 

Sau đó, đem trộn với bột nếp đã xay nhuyễn theo tỉ lệ phù hợp tạo thành một thứ bột ướt mịn. Bên trong chiếc bánh là nhân được làm từ bột đậu xanh trộn với đường. 

Nhân bánh là sự kết hợp giữa đậu xanh và miếng mỡ lợn nhỏ. Công đoạn tiếp theo, đặt bánh trên vỉ rồi hấp đạt tới độ chín. Người ta lấy dầu thực vật quét một lớp đều khắp mặt bánh để đạt độ bóng, thẩm mỹ cao.

Những điểm khác biệt trong dịp Tết Thanh minh ở Việt Nam và Trung Quốc - Ảnh 13.

Tục ăn bánh Thanh đoàn tử vào Tiết Thanh Minh. (Ảnh: Sohu)

Một món bánh đặc trưng không kém vào dịp này chính là bánh cuộn thừng. Thứ bánh này được chiên ngập dầu, vị giòn, thơm. Món bánh này có sự khác biệt giữa hai miền, ở miền bắc thường to, dùng bột mì làm nguyên liệu chính; còn bánh miền nam nhỏ và tinh xảo hơn, đa phần dùng bột gạo để làm.

Những điểm khác biệt trong dịp Tết Thanh minh ở Việt Nam và Trung Quốc - Ảnh 14.

Món bánh cuộn thừng quen thuộc. (Ảnh: Chinaexpeditiontours)

Dịp tết Thanh minh cũng trùng với mùa ốc nên người Trung Quốc có câu nói: "Thanh minh ăn ốc, không cần ăn ngỗng". Ốc có nhiều cách chế biến, có thể xào với hành, gừng, rượu nấu, xì dầu và đường trắng hoặc khêu lấy thịt để hấp, trộn hay chần tái đều rất ngon.

>>> Xem thêm: Những điều kiêng kị không nên làm trong Tết Thanh minh   

>>> Xem thêm: Nên trồng cây gì trên phần mộ gia tiên dịp Tết Thanh minh   

Ngoài các món ăn trên, vào dịp Tiết Thanh minh, người Trung Quốc còn có tục ăn trứng gà, bánh bông lan, bánh kẹp, bánh chưng, bánh dày… Các món ăn muôn hình muôn vẻ mà giàu chất dinh dưỡng.


chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.