Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập xuân 60 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày. Ngày đầu tiên của tiết này được gọi là Tết Thanh minh. Tết Thanh minh năm 2019 rơi vào ngày 5/4 Dương lịch (1/3 Âm lịch). Trong dịp này, nhiều người thường chuẩn bị mâm cúng tạ mộ.
Người Việt thường cúng tiết Thanh minh tại cả hai nơi là ở gia đình và phần mộ tổ tiên.
Truyền thống cúng tạ mộ là một nét đẹp được lưu giữ từ đời này sang đời khác. Thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và những người đã khuất với mong muốn những người đã khuất được an nghỉ và linh thiêng phù hộ độ trì cho con cháu trong nhà.
Vào ngày này các gia đình đến nghĩa trang tiến hành việc tảo mộ (dọn dẹp, sửa sang) nơi yên nghỉ của người đã khuất. Việc dọn dẹp có thể là nhổ cỏ, trồng hoa, tu sửa lại bia mộ… để những ngôi mộ được khang trang, sạch đẹp, bền vững.
Lễ cúng ngoài mộ cũng cần được chuẩn bị đầy đủ như lễ cúng tại gia đình. Một số gia đình có thể hóa thêm ngựa, quần áo, tiền vàng mã… với niềm tin rằng người đã khuất có thể nhận được sự quan tâm của người còn sống.
Người Việt thường cúng tiết Thanh minh tại cả hai nơi là ở gia đình và phần mộ tổ tiên. (Ảnh: VOH)
Hương thơm, hoa tươi, trầu - cau, xôi trắng, gà luộc nguyên con (thường chọn gà giò hoặc là trống thiến), rượu trắng, chén đựng rượu, lon bia, bao thuốc lá, gói chè, nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ.
Ngoài ra cần chuẩn bị phần mã, gồm: cây vàng, ngựa, bộ mũ, áo cùng với đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (một lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại...)
Đối với vong linh tùy theo là nam, phụ, lão, ấu, mà có áo quần tương ứng dâng tiến cho phù hợp.
Đối với nghĩa trang có nơi thờ thần linh Thổ địa riêng thì phải bày lễ hai nơi. Trong đó lưu ý phần mã là trình bày ở nơi thờ thần linh Thổ địa. Có nơi dâng cây đại thiếc (thay vàng hoa đỏ).
Ngoài ra tùy theo phong tục tập quán ở mỗi nơi mà có sự gia giảm điều chỉnh thích ứng. Chú ý: Nếu phần mộ nhỏ thì phải có thêm mâm để bày lễ lên sao cho phù hợp.
Sau khi sắp xong mâm cúng tạ mộ, có thể thắp nhang, đèn, vái ba vái tỏ lòng thành kính với Thổ địa, Thần linh cai quản khu mộ phần, mời gia tiên về chứng giám và đọc bài khấn Lễ âm phần long mạch thổ phủ sơn thần nơi mộ và đọc văn khấn xin sửa sang lại mộ phần. Lúc này, gia chủ mới cùng các thành viên tiến hành dọn dẹp, sửa sang phần mộ người thân đã khuất.
Sau khi khấn xong, đợi hết 2/3 tuần hương thì gia chủ sẽ đi lễ tạ các nơi, hóa vàng, xin lộc và mọi người trở về nhà làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.
Tùy theo phong tục tập quán ở mỗi nơi mà có sự gia giảm điều chỉnh thích ứng. (Ảnh: Namphoto).
Dưới đây là việc nên làm trong lễ tảo mộ:
- Bày cỗ, thắp hương cúng tại gia đình trong ngày Tết Thanh Minh, xin phép thần linh, gia tiên trước khi tảo mộ.
- Người làm lễ tảo mộ thường phải là con trưởng, cháu đích tôn hoặc người kế thừa tục thờ cúng của gia đình, dòng họ.
- Thắp hương tại điện thờ thổ công, thổ địa tại nghĩa trang trước khi cúng tại mộ.
- Sau khi cúng ở mộ, mới tiến hành dọn dẹp, sửa sang ngôi mộ.
- Dọn dẹp chỉ dừng ở việc sửa sang lại bia mộ, nhặt cỏ, trồng hoa… Đối với những ngôi mộ chưa xây có thể đắp thêm đất. Việc cắt cỏ cũng lưu ý chỉ làm phần nổi ở trên, không giật, đào rễ cỏ tránh làm sạt lở mộ.
>>> Xem thêm: Mâm cỗ cúng Thanh minh trang nghiêm, đủ đầy với các món mặn truyền thống
>>> Xem thêm: Gợi ý những món chay hoàn hảo cho mâm cỗ cúng Thanh minh
- Khi hóa vàng, cần đốt ở nơi qui định, tránh việc đốt mã nhiệt độ cao ở khu vực phần mộ vì có thể ảnh hưởng đến âm khí của ngôi mộ.
Trên đây là cách chuẩn bị mâm cúng tạ mộ trong tiết Thanh minh đầy đủ và trang trọng nhất.
Cần biết 21:52 | 31/03/2024
Cần biết 17:36 | 05/01/2022
Lối sống 20:00 | 05/04/2019
Lối sống 19:00 | 05/04/2019
Lối sống 10:27 | 05/04/2019
Lối sống 07:43 | 03/04/2019
Lối sống 07:39 | 02/04/2019
Lối sống 14:00 | 01/04/2019