Tục lệ tảo mộ được hiểu là những hành động thường là con cháu cần thực hiện tại phần mộ của ông bà tổ tiên vào những ngày cuối năm. Tảo mộ là các công việc như làm cỏ, chặt bớt cành cây lớn, đắp đất lên phần lở, lau dọn sạch sẽ mộ của người đã khuất.
Những hành động và những về việc làm này tuy đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính đối với ông bà tổ tiên và thần linh đã cho tổ tiên ta được cư ngụ ở chốn mà các Ngài canh giữ trong một năm dài vừa qua.
Theo như văn hóa dân gian từ xưa đến nay lễ tảo mộ sẽ được thực hiện vào dịp cuối năm tức là vào tháng Chạp.
Tảo mộ diễn ra trong suốt tháng Chạp không có quy định về ngày cụ thể là bởi tháng Chạp là tháng cuối cùng của năm, chuẩn bị kết thúc một năm cũ và đón mừng một năm mới nên đây là lúc chúng ta cần phải nhớ đến ông bà tổ tiên. Vào thời gian này các gia đình đều phải sắp xếp công việc và thời gian để đến tảo mộ tại phần mộ mà ông bà tổ tiên.
Ngày đi tảo mộ thông thường được người ta hay chọn sau ngày cúng Ông Công Ông Táo tức 23/12.
Khoảng thời gian từ 20-30 tháng Chạp là thời gian được nhiều gia đình chọn làm lễ tảo mộ nhất. Bởi lẽ, thời gian này vừa phù hợp để hoàn thành xong các công việc dọn dẹp nhà cửa và phù hợp với việc dọn dẹp lại các phần mộ của ông bà để đón chào năm mới tốt đẹp hơn.
Để tưởng nhớ người đã khuất vào mỗi dịp cuối năm người dân Việt Nam có văn hóa sửa sang, thăm viếng phần mộ của người thân, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên, người thân của mình. Khi năm mới đến tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị, sửa sang cho mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của ông bà, người thân.Sửa sang nấm mồ cũng là một trong những việc hiếu đạo của con cái, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành, và các bậc tổ tiên đã khuất.
Tảo mộ trước Tết nguyên đán là nét đẹp văn hoá của người Việt, là cách để con cháu thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, để gia tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, tài lộc. Đây không chỉ là là một phong tục phổ biến của người dân Việt khắp mọi miền đất nước.
Người Việt cổ tin rằng, nếu chăm chút đến mộ phần tổ tiên, thì sẽ được tổ tiên phù hộ độ trì cho công việc hanh thông, sức khỏe dồi dào.
Tục tảo mộ là một tục lệ quan trọng mang ý nghĩa sâu sắc của thế hệ con cháu với ông bà tổ tiên. Chính vì thế để thể hiện lòng thành kính các bạn cần phải đặc biệt lưu các điều này
Trang phục cần nghiêm túc, kín đáo, lịch sự để thể hiện được sự tôn nghiêm và thành kính.
Không ăn nói thô tục, nói quá to, nô đùa trong khi đang làm lễ.
Nếu như con gái đi tảo mộ, tốt nhất là tránh trong thời kỳ hành kinh. Phụ nữ có thai cũng không nên đi tảo mộ.
Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi, đừng quên quét dọn cả phía sau mộ. Khi làm mới lại diện mạo của mộ phần, trong lòng nhất thiết phải thật cung kính.
Khi tảo mộ, không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác, nếu không sẽ đem lại điều không may cho bản thân. Đặc biệt là những trẻ vị thành niên lại cần phải chú ý.
Ngoài ra cần chú ý không nên chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ.
Cần biết 21:52 | 31/03/2024
Cần biết 17:36 | 05/01/2022
Lối sống 20:00 | 05/04/2019
Lối sống 19:00 | 05/04/2019
Lối sống 10:27 | 05/04/2019
Lối sống 07:43 | 03/04/2019
Lối sống 07:39 | 02/04/2019
Lối sống 14:00 | 01/04/2019