Tết Thanh minh: Vì sao phụ nữ mới sinh, đang cho con bú bị 'cấm' đi tảo mộ?

Theo quan niệm xưa, các cụ thường 'cấm' phụ nữ mang thai, mới sinh hay đang cho con bú đi tảo mộ tiết Thanh minh.

Tết Thanh minh năm 2019 vào ngày nào?

Tiết Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí của một năm theo cách tính của lịch dương. Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày.

Theo dân gian, đây không chỉ là thời gian để con cháu báo hiếu, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, mà còn là thời gian để điều chỉnh lại phong thủy âm - dương.

Người xưa chọn ngày đầu tiên của tiết Thanh minh để làm Tết Thanh minh.

Tết Thanh minh: Vì sao phụ nữ mới sinh, đang cho con bú bị cấm đi tảo mộ? - Ảnh 1.

Tết Thanh minh 2019 sẽ rơi vào ngày mùng 1/3 Âm lịch. (Ảnh: Kienthuc.net.vn)

Theo lịch âm dương, Tết Thanh minh 2019 sẽ rơi vào ngày mùng 1/3 Âm lịch (tức là Thứ 6, ngày 5/4/2019 Dương lịch). 

Tiết Thanh minh cũng chính thức bắt đầu vào ngày 5/4/2019 và kết thúc vào khoảng ngày 20/4, khi tiết Cốc vũ bắt đầu.

Bà bầu, phụ nữ mới sinh, đang cho con bú bị cấm đi tảo mộ Tiết Thanh minh?

Dân gian cho rằng bà bầu, trẻ nhỏ và những người ốm yếu không nên đi tảo mộ Tiết Thanh minh. Không những thế, họ còn cần phải chú ý nhiều không nên làm nhiều việc để tránh "âm khí" gây ảnh hưởng.

Với phụ nữ mang thai sức khỏe của họ thường yếu hơn người bình thường. Nếu đi tảo mộ hoặc tới các khu nghĩa trang "âm khí" nặng sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tinh thần.

Môi trường nghĩa trang, nghĩa địa thường được qui hoạch ở nơi xa khu dân cư, ít người lui tới nên không có lợi cho phụ nữ có thai cần không khí trong lành để dưỡng thai cho tốt.

Tết Thanh minh: Vì sao phụ nữ mới sinh, đang cho con bú bị cấm đi tảo mộ? - Ảnh 2.

Phụ nữ mang thai, mới sinh đang cho con bú bị cấm đi tảo mộ Tiết Thanh minh. (Ảnh: Tinhtuy)

Ngoài ra, nhiều khu nghĩa trang ở rất xa khu dân cư và cần phải di chuyển bằng ô tô rồi đi bộ quảng đường dài, trong khi phụ nữ có thai không nên đi lại quá vất vả, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Địa hình của những khu nghĩa địa thường mấp mô, có nhiều vật cảm dễ vấp ngã nếu không cẩn thận, họ có thể bị vấp ngã gây tổn hại đến thai nhi. Đây là điều tối kị tối với phụ nữ mang thai.

>>> Xem thêm: Tại sao nhiều người lầm tưởng Tết Thanh minh và Tết Hàn thực là một?

Theo quan niệm người xưa, các cụ cấm không cho phụ nữ mang thai hoặc đang ở cữ cho con bú không được đi tảo mộ. Nếu đến những nơi nặng âm khí có thế làm cho dương khí suy giảm, âm khí tăng lên, dễ bị những thứ không tốt xâm nhập vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe.

Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.