Tại sao nhiều người lầm tưởng Tết Thanh minh và Tết Hàn thực là một?

Mặc dù là hai dịp khác nhau hoàn toàn song không ít người vẫn lầm tưởng Tết Hàn thực và Tết Thanh minh là một. 


Có lẽ do đều diễn ra quanh thời điểm đầu tháng 3 Âm lịch nên lâu nay nhiều người vẫn nghĩ Tết Thanh minh là Tết Hàn thực. Trên thực tế đây là hai dịp lễ khác nhau hoàn toàn.

Tết Hàn thực là gì?

Tại sao nhiều người lầm tưởng Tết Thanh minh và Tết Hàn thực là một? - Ảnh 1.

Không ít người vẫn nhầm tưởng tết Thanh minh và tết Hàn thực là một. (Ảnh minh họa).

Tết Hàn Thực xuất hiện tại một số tỉnh của Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam và một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới. Theo nghĩa chữ Hán, "Hàn Thực" có nghĩa là "thức ăn lạnh".

Có chuyên gia văn hóa lịch sử Trung Quốc cho rằng thói ăn uống đồ nguội vào ngày tết truyền thống này liên quan đến việc tránh đốt lửa phòng ngừa hỏa hoạn từ thời xa xưa. 

Tại Việt Nam, Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. Trong dịp này, các gia đình làm bánh trôi bánh chay cúng ông bà, tổ tiên. 

Cả bánh trôi và chay đều được làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi.

Bánh trôi nổi lên mặt nước được vớt ra ngay vì như vậy có nghĩa là bánh vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn rưới nước đường lên trên.

Dù sử dụng thức ăn lạnh – "hàn thực" song người Việt không kiêng đốt lửa; mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện như bình thường. 

Tết Thanh minh là gì?

Còn Tết Thanh minh là một ngày trong tiết Thanh minh (tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm) và mỗi năm có sự xê dịch khác nhau.

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: "Thanh minh trong tiết tháng Ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh...". Thật vậy, khi nhắc đến Tết Thanh minh, nhiều người sẽ nghĩ đến lễ tảo mộ và hội đạp thanh trước tiên. 

Được biết tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao thì ngày này còn được coi là một ngày quốc lễ. 

Năm 2019, Tết Thanh minh rơi vào ngày mùng 1 tháng 3 Âm lịch (tức thứ Sáu ngày 5/4/2019 Dương lịch.

Trong Tết Thanh minh, người Việt từ xưa đến không chạy theo "mâm cao cỗ đầy" mà đề cao giá trị tinh thần, coi trọng tấm lòng hiếu thảo của con cháu hướng về gia tiên, nguồn cội. 

Các dòng họ ở một số địa phương thường hội họp, đi tảo mộ và tổ chức ăn uống vào ngày này.

Thông thường, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ. 

Tiếp đến, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa tươi tưởng nhớ linh hồn người đã khuất.

Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Bởi vậy, những người đi viếng mộ dù không phải họ hàng thân thích cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương để tỏ lòng thành kính.

Nhân dịp Tết Thanh minh, một số vùng còn phát phần thưởng khuyến học, cho con cháu nhận mặt họ hàng. Trong khi đó, một số nơi không ăn Tết Thanh minh, chỉ tổ chức tảo mộ vào thời điểm cuối năm hoặc vào dịp giỗ tổ họ. 

Tết Thanh minh năm Kỷ Hợi 2019 vào ngày nào?Tết Thanh minh năm Kỷ Hợi 2019 vào ngày nào? Tết Thanh minh, học ngay cách làm bánh trôi bánh chay ngon tuyệt hảo để xứng danh "gái đảm"Tết Thanh minh, học ngay cách làm bánh trôi bánh chay ngon tuyệt hảo để xứng danh 'gái đảm' Nghi thức và văn khấn Tết Thanh Minh tại nhà chuẩn nhấtNghi thức và văn khấn Tết Thanh Minh tại nhà chuẩn nhất
chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.