Tết Thanh minh ở 'phố người Hoa' Sài Gòn có gì đặc biệt?

Người Hoa ở Sài Gòn đón Tết Thanh minh không ồn ào, không náo nhiệt như Tết Nguyên Tiêu nhưng vẫn đầy đủ các lễ nghi và ấm cúng trong sự sum họp gia đình.


Tết Thanh minh ở phố người Hoa Sài Gòn có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

Người Hoa Chợ Lớn tranh thủ mua vàng mã đi tảo mộ. (Ảnh: Bảo Bình)

Theo nghĩa Hán - Việt, "thanh" là khí trong, còn "minh" là sáng sủa. Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm, được người phương Đông coi là một lễ tiết. Còn Tết Thanh minh là một ngày lễ trong tiết Thanh minh. Thanh minh bắt đầu cho những ngày trong sáng và ấm áp của mùa xuân, hoa bắt đầu nở, cây cối đâm chồi, bắt đầu một cuộc sống mới, người ta chọn những này để sum họp gia đình, tưởng nhớ tổ tiên và vui chơi kết nối.

Tảo mộ dịp Thanh minh dưới cơn mưa đầu mùa mát mẻ

Năm nay Tết Thanh minh còn trùng với ngày mùng 1 tháng 3 Âm lịch nên các hoạt động cũng được chăm chút hơn. Vào rạng sáng nay ngày 5/4, khắp Sài Gòn có mưa lớn, khí trời mát mẻ, nhiều người Hoa Chợ Lớn tranh thủ đi tảo mộ người thân đã khuất, mua sắm đồ về cúng ông bà tổ tiên và nấu bữa ăn gia đình.

Tết Thanh minh ở phố người Hoa Sài Gòn có gì đặc biệt? - Ảnh 2.

Nhiều người tranh thủ dịp này để đi tảo mộ. (Ảnh: Thành Nguyễn)

Tuy Tết Thanh minh không phải là một ngày lễ lớn, nhưng với người Hoa ở Sài Gòn vẫn luôn là một dịp quan trọng trong năm. 

Họ đón Thanh minh bằng cách tranh thủ đi tảo mộ, như một hướng vọng về tổ tiên và sự sum họp, kết nối. Trong những ngày này, không khí gia đình trở nên thiêng liêng với những câu chuyện về dòng họ, về ông bà, cha mẹ, những người đã khuất và những người còn sống, tạo sợi dây vô hình kết nối bằng sự yêu thương và các giá trị gia đình tốt đẹp.

Tết Thanh minh ở phố người Hoa Sài Gòn có gì đặc biệt? - Ảnh 3.

Đến chùa thắp hương cũng cầu mong bình an. (Ảnh: Bảo Bình)

Nhiều người sắm sửa đồ cúng ở chợ Phùng Hưng

Thanh Minh bắt đầu từ sáng ngày 4/4 - 6/4, trên các con đường ở khu vực Chợ Lớn với lễ cúng, thức cúng được bày bán ở khắp các khu chợ, con phố. Mỗi gia đình đều tất bật chuẩn bị cho ngày này.

Tết Thanh minh ở phố người Hoa Sài Gòn có gì đặc biệt? - Ảnh 4.

Một quầy hàng bánh đủ loại phục vụ người dân dịp Tết Thanh Minh. (Ảnh: Bảo Bình)

Chú Minh, một người Hoa ở khu Chợ Lớn chia sẻ: "Cuộc sống hiện đại hơn nên mọi người cũng làm tối giản với ngày lễ này. Tuy nhiên, một ít món bánh truyền thống của người Hoa vẫn luôn được chuẩn bị đầy đủ, sáng sớm có nhiều người đã lo đi tảo mộ, quét dọn và thắp nhang, đốt tiền vàng cho người thân đã khuất".

Tết Thanh minh ở phố người Hoa Sài Gòn có gì đặc biệt? - Ảnh 5.

Hàng thịt quay được bán trong khu chợ. (Ảnh: Bảo Bình)

Lễ cúng ngày Thanh minh đơn giản là một mâm cơm đón ông bà, cúng mặn và cúng ngọt đều được. Ngoài các lễ vật thông thường như hương, đèn, hoa quả, trà, rượu... người Hoa ở Sài Gòn vẫn dùng những món đặc trưng như các loại bánh cúng và vịt quay, heo sữa quay.

Tết Thanh minh ở phố người Hoa Sài Gòn có gì đặc biệt? - Ảnh 6.

Các loại bánh được làm chỉnh chu đẹp mắt. (Ảnh: Bảo Bình)

Sáng ra chợ Phùng Hưng ở khu Chợ Lớn có thể thấy các gian hàng bánh cúng đặc trưng như bánh bò "khổng lồ", bánh tài lộc - bánh thuẫn, bánh trái đào - bánh bao nhân đậu xanh, bánh cam, bánh bông lan,… tất cả đều được làm chỉnh chu đẹp mắt, kích thước lớn hơn bình thường, gửi gắm các ước vọng sung túc, bình an.

Tết Thanh minh ở phố người Hoa Sài Gòn có gì đặc biệt? - Ảnh 7.

Gian hàng bánh đủ loại. (Ảnh: Bảo Bình)

Với những nhà cúng đồ mặn, món chính sẽ là vịt quay hoặc heo sữa quay. Đây là món ăn truyền thống của người Hoa trong tất cả các dịp lễ tết; tượng trưng cho mong ước thịnh vượng, phúc lộc, an khang.

Tết Thanh minh ở phố người Hoa Sài Gòn có gì đặc biệt? - Ảnh 8.

Món thịt heo, thịt vịt quay được làm theo công thức truyền thống. (Ảnh: Bảo Bình)

Những cơn mưa đầu tiên ở Sài Gòn làm thời tiết dễ chịu hơn, cây cối xanh tốt và đâm chồi nảy lộc. Thông qua những lễ nghi truyền thống còn lưu giữ vào ngày Tết Thanh Minh, người Hoa Chợ Lớn vẫn lưu giữ đạo lí "uống nước nhớ nguồn", hướng về người thân đã khuất trong ngày "trong sáng" này.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Ninh Cơ nối Trực Ninh - Hải Hậu, Nam Định
Một cầu vượt sông Ninh Cơ dự kiến được xây dựng kết nối thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh với xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, Nam Định.