Mâm cỗ cúng Thanh minh trang nghiêm, đủ đầy với các món mặn truyền thống

Dưới đây là gợi ý mâm cỗ cúng Thanh minh với các món mặn không thể thiếu trên mâm cỗ cúng của người Việt Nam.

Mâm cỗ cúng Thanh minh với các món mặn

Từ lâu, Tết Thanh minh là một dịp lễ có ý nghĩa lớn và quan trọng, thiêng liêng của đời sống người dân Việt Nam. Đây cũng là dịp để mọi người báo hiếu công ơn dưỡng dục của bậc tiền bối. Theo phong tục tập quán của Việt Nam, các gia đình sẽ đi tảo mộ, tức là đi thăm mộ tổ tiên, ông bà… từ ngày mùng 1 - 10/3 âm lịch. Bên cạnh đó, các gia đình đều chuẩn bị những mâm cỗ cúng để bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên. Mâm cỗ cúng thường bao gồm các món chay và mặn tùy sự lựa chọn của từng gia đình. Dưới đây là mâm cỗ cúng Thanh minh với các món mặn không thể thiếu trong truyền thống người Việt Nam.

Gợi ý các món ăn trong mâm cỗ cúng Thanh minh: canh măng nấu mọc, xôi gấc, gòi, chả cuốn, gà luộc.

Mâm cỗ cúng Thanh minh trang nghiêm, đủ đầy với các món mặn truyền thống - Ảnh 1.

Gợi ý mâm cỗ cúng Thanh minh với các món mặn truyền thống. (Ảnh: soha)

Cách làm mâm cỗ cúng Thanh minh với các món mặn

Món xôi gấc

Bước 1: Gạo nếp vo sạch, ngâm ngập mặt nước khoảng thời gian từ 6 đến 7 giờ. Sau đó xả lại với nước và để ráo.

Bước 2: Gấc mua về đem nạo lấy thịt, bỏ phần vỏ. Trộn thịt gấc, gạo nếp và thìa muối nhỏ cho đều, sau đó cho gạo vào xửng hấp trong khoảng thời gian từ khoảng 25 đến 30 phút.

Bước 3: Khi thấy xôi chín mềm, bạn dùng đũa sới xôi lên cho xôi được xốp. Tiếp tục cho thêm một chút dầu ăn hấp xôi thêm 10 phút nữa.

Bước 4: Khi thấy xôi gấc đã chín mềm và dẻo, nhấc xửng ra khỏi bếp, đợi cho xôi bốc hơi bớt đi, lúc đó mới rắc đường và trộn đều. Sau đó cho xôi ra đĩa hoặc đóng khuôn cho đẹp mắt và đặt lên mâm cỗ cúng Thanh minh.

Mâm cỗ cúng Thanh minh trang nghiêm, đủ đầy với các món mặn truyền thống - Ảnh 2.

Đóng xôi theo khuân và bày biện lên mâm cỗ cúng. (Ảnh: tuoitreplus.vn)

Canh mọc nấu măng

Bước 1: Măng tươi mua về bạn đem rửa qua với nước sau đó tước măng sợi nhỏ rồi rửa qua nhiều lần nước và cho vào nồi luộc trong khoảng 10 phút cho bớt mùi. Sau đó trút măng ra và xả lại với nước nhiều lần nữa. Đây là cách giúp măng tươi không bị đắng.,

Bước 2: Giò sống mua về bạn cho vào đó hành khô băm nhỏ, thêm một chút tiêu vào và trộn đều. Sau đó, dùng thìa phết nhuyễn. Hành tây bạn bóc bỏ vỏ, rửa sạch bổ múi cau nửa củ, nửa còn lại bạn đem thái hột lựu.

Bước 3: Đun sôi dầu ăn và phi thơm hành khô, cho hành tây thái nhỏ lúc nãy vào xào. Đảo đều trong 1 phút thì cho măng đã sơ chế vào xào cùng. Tra muối, đường cho vừa khẩu vị rồi đảo trong khoảng 5 phút nữa cho măng thấm gia vị.

Bước 4: Tiếp theo, bạn thêm nước lọc vào nồi canh mọc nấu măng sao cho vừa với khẩu phần ăn của gia đình. Đun nước sôi trong 15 phút rồi múc từng muỗng mọc cho vào nồi. Nấu canh măng tươi với mọc đến khi mọc nổi lên tức là mọc đã chín, nêm nêm lại gia vị cho vừa miệng. 

Nấu canh măng ngon ta cần đun thêm 5 phút nữa thì nước canh mới ngọt rồi mới tắt bếp. Cuối cùng, bạn thêm hành tây thái mùi cau, hành lá và mùi tàu thái nhỏ vào và bày biện lên mâm cỗ cúng Thanh minh.

Mâm cỗ cúng Thanh minh trang nghiêm, đủ đầy với các món mặn truyền thống - Ảnh 3.

Món canh quen thuộc trong mâm cỗ cúng của người dân Việt nam. (Ảnh: cooky)

Món chả cuốn

Bước 1: Nấm hương, mộc nhĩ ngâm trong nước sôi cho mềm, sau đó bạn vớt ra, rửa sạch và thái sợi mỏng. Miến dong ngâm nước sôi cho mềm, sau đó bạn dùng kéo cắt nhỏ khoảng 2 cm. Hành tây bóc vỏ rồi rửa sạch, cắt hạt lựu. Các loại củ rửa sạch và bào nhuyễn, cắt thành sợi.

Trộn tất cả các nguyên liệu vừa sơ chế như trên vào với nhau, sau đó đập 2 quả trứng gà vào và trộn đều. Tiếp theo, cho muối, hạt tiêu, hạt nêm, mắm vào trộn đều.

Bước 2: Bánh đa nem bạn trải ra mâm hoặc đĩa có bề mặt bằng phẳng. Tiếp theo đó, bạn xúc nhân đã trộn lên bánh đa nem, cuốn đều lại theo hình trụ hoặc gói thành hình vuông tùy ý thích.

Lưu ý: Muốn chả nem giòn, sau khi cuốn xong, bạn thoa lên bề mặt chả giò một lớp nước đường hoặc nước chanh mỏng.

Bước 3: Đặt một chảo dầu lên bếp, ước lượng đổ dầu sao cho ngập miếng nem rán, đun sôi dầu. Sau đó, thả từng cái nem đã cuốn vào chảo và chiên, chú ý lật cả hai mặt để nem chín vàng đều. Sau đó, vớt ra đĩa và bày lên mâm cỗ cúng Thanh minh.

Mâm cỗ cúng Thanh minh trang nghiêm, đủ đầy với các món mặn truyền thống - Ảnh 4.

Bày nem đã rán lên mâm cỗ cúng. (Ảnh: giadinh.net)

Món gà luộc

Bước 1: Gà mùa về xát muối cả ngoài da và phía trong, rửa sạch. Sau đó, định hình gà cho đẹp, dùng lạt buộc cổ giữa hai cánh gà, cổ vươn cao, hai cánh xòe ra, gập đôi chân cài vào trong bụng cho gọn.

Bước 2: Cho gà vào nồi sâu lòng sao cho bụng hướng xuống dưới cùng với gừng, hành đập dập và một chút muối, đổ nước ngập gà rồi đặt lên bếp. Cho gà vào nồi ngay từ khi nước còn lạnh giúp cho thịt gà chín dần từ ngoài vào trong, da không bị nứt. 

Khi nước sôi, bạn cho tiết lòng vào nồi và vặn nhỏ lửa trong khoảng 5 phút rồi vặn nhỏ lửa xuống hết cỡ. Sau 5 phút tắt bếp và đậy kín vung trong khoảng 20 phút. Thời gian luộc gà phụ thuộc vào trọng lượng và gà non hay già nhưng thông thường sẽ mất khoảng 40 phút.

Bước 3: Để kiểm tra xem gà chín chưa, bạn dùng đũa chọc vào gà, nếu đũa xuyên dễ dàng và không ứa nước màu hồng thì gà đã chín.

Sau khi vớt gà ra, bạn thả ngay vào một chậu nước đun sôi để nguội, nước lạnh càng tốt để da gà không bị khô và xỉn màu. Chờ khi gà nguội hẳn mới vớt ra đĩa.

>>> Xem thêm: Những điều kiêng kị không nên làm trong Tết Thanh Minh

>>> Xem thêm: Đây là nguyên nhân của việc không nên mua giày mới dịp Tết Thanh minh

Mâm cỗ cúng Thanh minh trang nghiêm, đủ đầy với các món mặn truyền thống - Ảnh 5.

Chọn gà để cúng thường là gà trống, nguyên con. (Ảnh: tintuconline)

Giò khó tự chế biến ở nhà và rất mất thời gian, vì thế bạn nên mua sẵn khoảng 1 đến 2 lát. Sau đó, bày biện lên mâm cỗ cúng Thanh minh cùng các món ăn vừa cuẩn bị.

Như vậy, mâm cỗ cúng Thanh minh cùng các món mặn truyền thống đã hoàn tất. Bạn hãy tham khảo để thực hiện trong dịp Tết Thanh minh nhé.

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.