Cơ sở nào ông Đặng Lê Nguyên Vũ giành được quyền điều hành 'đế chế Trung Nguyên' sau vụ li hôn nghìn tỉ?

Ông Vũ được giao 60% tài sản và quyền điều hành tập đoàn Trung Nguyên, vì được toà đánh giá có nhiều đóng góp trong quá trình thành lập và phát triển "đế chế" cà phê này. Bà Thảo được hưởng tỉ lệ 40% tổng tài sản.

Phiên xử chiều 27/3, TAND TP HCM đã chấp nhận cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo li hôn, chấp dứt hôn nhân sau gần 4 năm tranh chấp. Tài sản chung tranh chấp tại phiên tòa cũng được tòa phán quyết trên cơ sở phân tích phần đóng góp của các bên.

Tổng tài sản của ông Vũ, bà Thảo trong thời kì hôn nhân mang ra tranh chấp gồm cổ phần tại 7 công ty thuộc Trung Nguyên, được HĐXX định giá  là 5.737 tỉ đồng. 

Theo Hội đồng xét xử: "Tài sản chung trong quá trình tạo lập hôn nhân, nếu các bên không chứng minh được đó là tài sản riêng, trước hôn nhân thì theo Luật hôn nhân gia đình sẽ chia đôi. Tuy nhiên, luật có tính công sức đóng góp, tạo lập, duy trì và phát triển tài sản chung của mỗi người. Người nào có đóng góp nhiều sẽ được chia phần hơn". 

Cở sở để ông Đặng Lê Nguyên Vũ giành quyền điều hành Trung Nguyên 

Xét quá trình hình thành tài sản chung, ông Vũ cùng gia đình tạo lập tập đoàn Trung Nguyên năm 1996, từ việc bán hai căn nhà của gia đình và vay mượn. Sau hai năm, tức năm 1998, khi Trung Nguyên đạt được những thành tựu nhất định, ông Vũ kết hôn với bà Thảo. Bà Thảo sau đó góp vốn 10%.

Căn cứ việc đóng góp của ông Vũ vào khối tài sản chung vợ chồng, Hội đồng xét xử nhận định cần thiết giao cho ông Vũ sở hữu, quản lí. Ông Vũ trả lại tiền cho bà Thảo. Thêm vào đó, hiện nay bà Thảo đang điều hành King Coffee, một ngành hàng không khác Trung Nguyên đang kinh doanh, điều mà phía bị đơn cho rằng đã vi phạm Luật Doanh nghiệp. Điều này Hội đồng xét xử cho là có căn cứ.

Cơ sở nào ông Đặng Lê Nguyên Vũ giành được quyền điều hành đế chế Trung Nguyên sau vụ li hôn nghìn tỉ? - Ảnh 1.

Ông Vũ được cho là có nhiều đóng góp hơn trong việc thành lập và phát triển Trung Nguyên.

Từ khi thành lập đến nay, ông Vũ có công sức nhiều hơn trong việc tạo dựng tạo dựng khối tài sản chung, đặc biệt là xây dựng Trung Nguyên. Trải qua các gia đoạn phát triển, ông Vũ luôn giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Trung Nguyên, hoạt động trong và ngoài nước với 9 công ty trực thuộc, 200 quán cà phê và nhiều hoạt động khác. 

Theo số liệu kiểm toán trong các năm gần đây, Trung Nguyên dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tăng trưởng tốt. Tài liệu kiểm toán các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 cho thấy lợi nhuận sau thuế của Trung Nguyên đều ở mức 650 tỉ đồng trở lên. Đây cũng là cơ sở khẳng định ông Vũ chắc chắn trong quá trình điều hành, phát triển doanh nghiệp.

"Ngoài số lượng vốn góp của ông Vũ luôn nhiều hơn bà Thảo trước khi giữa hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, ông cũng tạo lập, phát triển doanh nghiệp, mang lại nguồn ngân sách lớn cho nhà nước và hỗ trợ thế hệ trẻ", HĐXX đánh giá.

HĐXX cũng nhận định việc chia cổ phần cho ông Vũ, bà Thảo trong các công ty thuộc tập đoàn Trung Nguyên sẽ gây khó khăn trong việc điều hành. Bà Thảo lại tập trung tạo dựng thương hiệu mới, nên đây là cơ sở để xác định ông Vũ có toàn quyền sở hữu cổ phần tại các công ty của Trung Nguyên. Bà Thảo có công sức nuôi dưỡng các con, có công sức trong việc phát triển Trung Nguyên, nên chia số tài sản chung, cổ phần tại các công ty theo tỷ lện 6/4 là hợp lí. Ông Vũ sở hữu cổ phần và sẽ thanh toán tiền cho bà Thảo.

Từ đó, toà quyết định giao ông Đặng Lê Nguyên Vũ quyền điều hành tập đoàn Trung Nguyên. Ông Vũ có trách nhiệm thanh toán cho bà Thảo theo quy định. 

Tổng số tiền cổ phần ông Vũ phải thanh toán lại cho bà Thảo là 1.223 tỉ đồng.

Tòa cũng tuyên đình chỉ tất cả các yêu cầu khác liên quan đến hoạt động của Tập đoàn Trung Nguyên, huỷ bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Tiền vàng, bất động sản là của chung, được chia đôi

Đối với số tiền, vàng trong tài khoản ở 3 ngân hàng do bà Thảo gửi từ cuối năm 2015 đầu năm 2016, bà Thảo cho rằng đây là tiền đứng tên bà, không phải của chung vì phát sinh sau khi có đơn li hôn. Tuy nhiên, bà Thảo không chứng minh được đây là tài sản riêng, cũng không có chứng cứ bà dùng số tiền này để chi tiêu trong gia đình, không mua bán cổ phần tại các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên.

Cơ sở nào ông Đặng Lê Nguyên Vũ giành được quyền điều hành đế chế Trung Nguyên sau vụ li hôn nghìn tỉ? - Ảnh 2.

Bà Thảo được nắm giữ 1.764 tỉ đồng trong ngân hàng

 như vậy, số tài sản này là tài sản chung, và được chia đôi. Mỗi bên được hưởng 50%. Tòa tuyên bà Thảo quản lý số tiền này. Số tiền lãi phát sinh của khoản tiền này trong các năm qua cũng do bà Thảo hưởng, vì ông Vũ không yêu cầu hưởng lãi.

Ngoài ra, 13 bất động sản trị giá hơn 750 tỉ đồng cũng được chia đôi.

Tổng cộng số tiền từ khối tài sản chung, không tính bất động sản là 7.000 tỉ, bà Thảo được hưởng 40% là hơn 3.000 tỉ đồng, ông Vũ được hưởng số tiền là hơn 4.000 tỉ đồng.

Nếu tính cả giá trị bất động sản, bà Thảo hưởng tổng cộng hơn 3.375 tỉ đồng. Ông Vũ sở hữu hơn 4.375 tỉ đồng.

Vụ li hôn của hai người sáng lập đề chế cà phê Trung Nguyên khởi phát từ 4 năm trước. Tháng 11/2015, bà Thảo khởi kiện li hôn, vì cho rằng mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng không thể hàn gắn. Quá trình thụ lí vụ án, tòa có 10 lần hòa giải nhưng không thành. Và sau nhiều lần phải hoãn xét xử vì các bên liên quan vắng mặt, đến ngày 20/2, vụ kiện được TAND TP HCM đem ra xử công khai.

Phía ông Vũ yêu cầu được chia tài sản chung theo tỉ lệ 7/3, tức ông Vũ hưởng 70%, bà Thảo hưởng 30% số cổ phần tại 7 công ty, vì công sức đóng góp ít hơn. Phía bà Thảo yêu cầu chia theo tỉ lệ cân bằng.

Theo đó, tại công ty CP tập đoàn Trung Nguyên, nơi hai vợ chồng nắm 30% cổ phần, bà Thảo muốn mỗi người hưởng 15%. Còn ở Công ty CP Cà phê Hòa tan Trung Nguyên, tài sản chung của hai vợ chồng là 15% cổ phần, bà Thảo cũng muốn cưa đôi, mỗi người 7,5%. Riêng 4 công ty còn lại, bà Thảo đồng ý cho ông Vũ sở hữu toàn bộ.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: "Anh vũ hãy trực tiếp trả lời lúc cưới nhau đến giờ, anh có đưa cho em đồng nào không?".

Về số tiền gửi tại các ngân hàng, được xác định lại là 1.764 tỉ, ông Vũ cũng muốn chia theo tỉ lệ 7/3, tương ứng bà Thảo hưởng 30%, ông Vũ 70%.

Riêng bất động sản, nguyên đơn và bị đơn đồng ý chia đôi. Ai đứng tên quản lý BĐS nào sẽ tiếp tục quản lý và thanh toán phần chênh lệch còn lại cho bên đứng tên ít hơn. Bà Thảo nhận 7 BĐS, nên thanh toán lại cho ông Vũ 12,5 tỉ đồng chênh lệch.

 Ngoài ra,  căn nhà trên đường Tú Xương (quận 3), là nơi bà Thảovà các con sinh sống nên bà Thảo sẽ được sở hữu. Giá trị căn nhà này được xác định hơn 178 tỉ đồng.

Theo chia sẻ của một luật sư thuộc đoàn luật sư TP HCM sau phiên xử với chúng tôi, Luật hôn nhân gia đình quy định tài sản trong thời kỳ hôn nhân nếu không ai chứng minh được là tài sản của riêng mình thì được xác định là tài sản chung và sẽ được chia đôi.

Tuy nhiên, luật cũng quy định có tính đến sự đóng góp xứng đáng của các bên. Luật cũng quy định người nào đang quản lí, điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh hiệu quả thì xem xét để tiếp tục điều hành, đảm bảo sự phát triển của cở sở sản xuất, kinh doanh đó.

Ở đây ông Vũ là người điều hành Trung Nguyên, một doanh nghiệp với hơn 5.000 lao động, tạo ra lợi nhuận mỗi năm hơn 650 tỉ đồng thì việc tòa tuyên ông Vũ tiếp tục điều hành Trung Nguyên cũng là hợp lí. Tỉ lệ phân chia tài sản ở mức ông Vũ hưởng 60%, bà Thảo 40% cũng hợp lí tính theo đóng góp, công sức của hai người. Vì rõ ràng doanh nghiệp Trung Nguyên hình thành trước hôn nhân của hai người.

Một điều cần quan tâm nữa là bà Thảo cũng đang kinh doanh ngành hàng cà phê, là ngành hàng mà Trung Nguyên đang phát triển trong khi bà Thảo vẫn còn đang tham gia điều hành Trung Nguyên. Doanh nghiệp lớn và phát triển khá tốt, điều này là vi phạm Luật cạnh tranh. Đây cũng là cơ sở để tòa tuyên ông Vũ tiếp tục điều hành Trung Nguyên, để ổn định và phát triển Trung Nguyên, tránh việc doanh nghiệp này bị tổn hại.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (4/5 - 10/5): Đề xuất làm cao tốc Phủ Lý - Nam Định, sẽ mở rộng Vành đai 2 Hà Nội
Đề xuất làm cao Phủ Lý - Nam Định; hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gần 4 km vành đai 2 Hà Nội; lên kế hoạch làm vành đai 4 đoạn qua Bình Dương; phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2050... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.