Vì sao ông Phan Văn Vĩnh bị khởi tố, bắt tạm giam?

Ngày 6/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Văn Vĩnh về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 281 - Bộ luật Hình sự năm 1999.
vi sao ong phan van vinh bi khoi to bat tam giam
Phan Văn Vĩnh - Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ

Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự: Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố; căn cứ kết quả điều tra vụ án, có đủ căn cứ xác định, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định Khởi tố bị can số 356 và ra Lệnh bắt bị can số 358 để tạm giam 04 tháng đối với Phan Văn Vĩnh, sinh năm 1955 tại Nam Định; nơi cư trú: 199 Hàn Thuyên, phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 281 - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Các Quyết định và Lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

Trước đó, cùng ngày, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với Phan Văn Vĩnh.

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đang điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Ông Phan Văn Vĩnh sinh ngày 19/5/1955, quê Nam Định. Ông từng là giám đốc Công an tỉnh Nam Định.

Năm 2011, ông Vĩnh được Bộ Công an bổ nhiệm chức vụ tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.

Ông Vĩnh từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc Đoàn đại biểu Nam Định; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ông Vĩnh nổi tiếng trong chỉ đạo triệt phá tội phạm. Trong quá trình hoạt động trong ngành, vụ án ghi đậm dấu ấn, vai trò của ông Vĩnh nhất chính là điều tra vụ thảm sát tại Bắc Giang do Lê Văn Luyện thực hiện. Trung tướng Vĩnh chính là trưởng ban chỉ đạo chuyên án đặc biệt nghiêm trọng này.

Một vụ án khác cũng ghi đậm dấu ấn của ông là chuyên án bắt giữ “bầu” Kiên. Trong vụ này, ông là trưởng ban chỉ đạo chuyên án.

Mới đây nhất, vụ thảm sát tại Bình Phước cũng ghi dấu sự lãnh đạo trong công tác phá án của ông Vĩnh.

Tháng 4/2017, ông thôi giữ chức tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát để nghỉ chế độ.

Gần một tháng trước, sau khi ông Nguyễn Thanh Hóa bị khởi tố do liên quan đường dây đánh bạc nghìn tỉ, ông Vĩnh liên tục phải làm việc với cơ quan điều tra, khi tại nhà riêng, lúc tại trụ sở cơ quan công an.

Trong vụ án này, hai bị can được xác định có vai trò đứng đầu trong đường dây đánh bạc xuyên quốc gia là Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch Công ty VTC Online) và Nguyễn Văn Dương (chủ tịch Công ty TNHH Đầu tư Phát triển an ninh công nghệ cao).

Điều tra bước đầu xác định Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam thành lập công ty với danh nghĩa nhập khẩu thiết bị công nghệ nhưng thực chất tổ chức đánh bạc trá hình với quy mô lớn qua mạng để thu lời bất chính.

Cụ thể, là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển các trò chơi trực tuyến, Phan Sào Nam đã ký hợp đồng cung cấp phần mềm và bản quyền game điện tử Rikvip, Tip.club cho Nguyễn Văn Dương.

Bằng số lượng người chơi cực “khủng”, số tiền giao dịch thông qua đường dây đánh bạc nói trên lên tới nhiều ngàn tỉ đồng. Trong đó, đến thời điểm hiện tại,

công an xác định có 42.956.715 tài khoản người chơi thực trên hệ thống Rikvip/Tip.club (nếu trung bình một con bạc có ba tài khoản thì tổng số tương đương trên 14 triệu con bạc).

Tổng số tiền đánh bạc nạp qua các cổng thanh toán là hơn 9.583 tỉ đồng (342 tỉ đồng/tháng), trong đó tiền từ thẻ viễn thông và thẻ game là 9.296 tỉ đồng, chiếm 97%; tiền từ các ngân hàng là 168 tỉ đồng, chiếm 1,75%. Tiền tham gia đánh bạc qua các đại lý được giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, bước đầu xác định khoảng hơn 5.631 tỉ đồng.

Trong số này, các doanh nghiệp viễn thông hưởng khoảng 1.402 tỉ đồng (tương đương 16% tổng giá trị thẻ viễn thông); doanh nghiệp trung gian thanh toán hưởng khoảng 258,4 tỉ đồng (riêng GTS hưởng khoảng 217,8 tỉ đồng); nhóm Nguyễn Văn Dương hưởng khoảng 1.600 tỉ đồng; nhóm Phan Sào Nam và Hoàng Thành Trung hưởng khoảng 1.850 tỉ đồng; 2.645 tỉ đồng trả thường cho con bạc.

Sau khi chiếm hưởng, các đối tượng tổ chức đánh bạc dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để hợp thức hóa nguồn tiền, như đầu tư các dự án, góp vốn kinh doanh, mua bất động sản, gửi tiết kiệm, chuyển đổi thành vàng, ngoại tệ, chuyển ra nước ngoài (Phan Sào Nam gửi 3,5 triệu USD tại ngân hàng Bank of Singapore)…

Cơ quan điều tra đang xác minh về số tiền từng bên được hưởng để thu hồi theo quy định của pháp luật. Đến nay cơ quan điều tra đã thu giữ, phong tỏa, niêm phong tổng tài sản trị giá 1.238,8 tỉ đồng (gồm 1.046,2 tỉ đồng tiền mặt, 20 căn hộ trị giá 192,6 tỉ đồng) và 12 ô tô (chưa định giá).

vi sao ong phan van vinh bi khoi to bat tam giam Ông Phan Văn Vĩnh và những 'đại án chấn động' được triệt phá án

Ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát (Bộ Công an) từng được mệnh danh là “khắc tinh của tội phạm” ...

vi sao ong phan van vinh bi khoi to bat tam giam Cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh là ai?

Ông Phan Văn Vĩnh, cựu tổng trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) từng được biết đến với vai trò chỉ đạo các vụ ...

vi sao ong phan van vinh bi khoi to bat tam giam Chính thức khởi tố, bắt tạm giam cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm ...

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.