Vì sao ông Trần Bắc Hà bị triệu tập đến phiên xử Phạm Công Danh?

Chiều 8/1, VKS đề nghị triệu tập cho được ông Trần Bắc Hà và những người có liên quan đến phiên toà xét xử Trầm Bê - Phạm Công Danh.

Chiều 8/1, VKS đề nghị triệu tập cho được ông Trần Bắc Hà và những người có liên quan đến phiên toà xét xử Trầm Bê - Phạm Công Danh.

Trong phiên xét xử chiều 8/1, Chủ toạ Phạm Lương Toản gọi tên ông Trần Bắc Hà nhưng không có ai xuất hiện. Ông Trần Bắc Hà có tên trong số 200 người có nghĩa vụ liên quan được triệu tập đến phiên xử Trầm Bê - Phạm Công Danh và 44 đồng phạm về hành vi Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Trần Bắc Hà nguyên là Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban rủi ro tín dụng ngân hàng BIDV. Ông là người được cho có liên quan đến việc xử lý hồ sơ cho 12 công ty của ông Danh vay 4.700 tỷ đồng.

Thương vụ 4.700 tỷ đồng

Ngày 24/5/2013, ông Đoàn Ánh Sáng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và ông Đỗ Hoàng Linh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mai cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB), ký thỏa thuận hợp tác.

Nội dung là BIDV ủng hộ VNCB tham gia chuỗi liên kết 4 nhà của BIDV với tư cách là ngân hàng của người bán (nhà phân phối, sản xuất vật liệu xây dựng - thiết kế nội thất) trên cơ sở VNCB có khách hàng/đối tác tham gia thích cực vào chuỗi liên kết này. BIDV xem xét cấp hạng mức giao dịch liên ngân hàng cho VNCB.

Theo cáo trạng, khi thực hiện đề án tái cơ cấu Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Tín (sau đổi tên thành VNCB), do không có tiền tăng vốn điều lệ nên khoảng tháng 9/2013, Chủ tịch VNCB Phạm Công Danh đến BIDV tại Hà Nội để gặp lãnh đạo hội sở chính.

vi sao ong tran bac ha bi trieu tap den phien xu pham cong danh

Ông Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch BIDV. Ảnh: BIDV.

Theo lời khai của ông Danh, ông gặp Đoàn Ánh Sáng để đặt vấn đề về việc Danh giới thiệu BIDV cho khách hàng vay vốn kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD). Trường hợp khách hàng do VNCB giới thiệu không đủ tài sản đảm bảo thì ngân hàng này sẽ hỗ trợ bằng cách dùng tài sản của mình (VNCB) để cầm cố, thế chấp, đảm bảo khoản vay theo quy định của BIDV.

Sau khi được lãnh đạo BIDV đồng ý về việc xem xét cho khách hàng của VNCB có nhu cầu vay vốn kinh doanh VLXD theo chuỗi liên kết 4 nhà, ông Danh về chỉ đạo cấp dưới lựa chọn công ty đứng tên trên hồ sơ vay vốn, công ty cung cấp VLXD đầu vào trong số các doanh nghiệp do ông Danh thành lập.

Sau đó lập hồ sơ khống vay vốn gồm hồ sơ tài chính năm 2012, phương án vay vốn, các hợp đồng mua bán VLXD đầu vào - ra... để nộp cho BIDV và các chi nhánh sẽ trực tiếp cho vay.

Ông Phạm Công Danh là người quyết định dùng tài sản đảm bảo gồm: 6 lô đất sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng; đất tại số 209 Trường Chinh (Đà Nẵng) và 3.070 tỷ đồng tiền gửi của VNCB tại BIDV để đảm bảo các khoản vay và được BIDV chấp thuận giải ngân 4.700 tỷ đồng.

Chưa đủ căn cứ xác định vai trò đồng phạm

Ông Danh cũng được cho là giao Mai Hữu Khương lựa chọn các công ty vay vốn của BIDV, trong số các công ty do Danh thành lập từ tháng 6/2012 trở về trước.

Cách làm là nhờ nhân viên, bảo vệ, lái xe của Tập đoàn Thiên Thanh hoặc người nhà của họ đứng tên giám đốc ký hồ sơ vay. Khương sau đó lựa chọn được 12 công ty và giám đốc 12 công ty này được nhân viên Phòng Tài chính Tập đoàn Thiên Thanh (Nguyễn Thị Quỳnh Trang) gọi đến để ký hợp đồng vay vốn.

Mục đích vay là để bổ sung vốn kinh doanh, thu mua nguyên vật liệu phục vụ các dự án theo mô hình 4 nhà, với số tiền vay từng công ty từ 320 đến 460 tỷ đồng. Nguồn trả nợ là từ lợi nhuận, doanh thu của các phương án kinh doanh. Các ngân hàng được VNCB đề nghị vay vốn của BIDV là 4 chi nhánh Bến Thành, Gia Định, Sở Giao dịch 2 và Nam Sài Gòn.

vi sao ong tran bac ha bi trieu tap den phien xu pham cong danh

Ông Phạm Công Danh tại phiên toà chiều 8/1. Ảnh: Tùng Tin.

Theo chỉ đạo của Phạm Công Danh, Phan Thành Mai ký 12 văn bản gửi BIDV Hội sở chính về việc giới thiệu 12 khách hàng. Ngày 10/9/2013, Mai ký 12 văn bản để BIDV xem xét cho 12 công ty vay vốn. Một tuần sau đó, Ban Khách hàng doanh nghiệp (thuộc Hội sở) lập 12 tờ trình về việc phê duyệt chủ trương cho vay mua VLXD theo mô hình 4 nhà đối với 12 khách hàng.

Sau khi Ban Khách hàng doanh nghiệp có tờ trình được Phó tổng giám đốc phụ trách phê duyệt, hồ sơ vay và tờ trình được chuyển đến Ban Quản lý rủi ro tín dụng để thẩm định theo quy trình. Ban này sau đó có tờ trình được Phó tổng giám đốc BIDV Trần Lục Lang ký duyệt và trình lên Ủy ban Quản lý rủi ro xem xét, phê duyệt theo chủ trương, thẩm quyền. Ủy ban này không họp mà lấy ý kiến của từng thành viên phân ban rủi ro.

Ông Trần Bắc Hà với tư cách là Trưởng Phân ban rủi ro tín dụng đầu tư (thuộc Ủy ban Quản lý rủi ro của BIDV) đã ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho vay mua VLXD theo mô hình 4 nhà với 12 công ty. Từ đó, khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, BIDV Hội sở đã giao cho 4 chi nhánh vừa nêu thực hiện việc cho vay và thu nợ đầy đủ, đồng ý giải ngân cho 12 công ty là 4.700 tỷ đồng.

Từ 29/10 đến 28/11/2013, toàn bộ số tiền này được chuyển vào tài khoản 4 công ty cung cấp VLXD đầu vào là Quốc Thắng, Hương Việt, Thiên Trang Phạm và Thịnh Quốc. Số tiền này sau đó được chuyển tiếp đến 8 tài khoản cá nhân mở tại ACB và 11 người mở tại VCB. 19 cá nhân nhận tiền đã rút ra để nộp vào tài khoản 3 công ty (Đại Long, Phong Hiệp, Quốc Thắng) để các doanh nghiệp chuyển vào tài khoản của VNCB.

Tại cơ quan điều tra, Phạm Công Danh khai số tiền BIDV cho vay 4.700 tỷ đồng, bị cáo này dùng chủ yếu vào mục đích tăng vốn điều lệ của VNCB, theo đề án từ 3.000 lên 7.500 tỷ đồng, trả nợ cũ, chăm sóc khách hàng và trả lại BIDV. Việc này không đúng với mục đích vay vốn nhưng ông Danh không nói cho BIDV biết.

Theo cáo trạng, một số cá nhân liên quan tại BIDV có một số sai phạm nhưng kết quả giám định thiệt hại của đoàn giám định Ngân hàng Nhà nước xác định: "Thiệt hại không xảy ra tại BIDV nên các cá nhân liên quan tại BIDV không phạm tội Vi phạm quy định về cho vay...".

Kết quả điều tra cũng cho rằng những người có liên quan chưa đủ căn cứ để xác định vai trò đồng phạm với Phạm Công Danh. Vì vậy, ngày 26/10/2017, cơ quan điều tra đã có đề nghị kiểm điểm và xử lý hành chính đối với cán bộ liên quan tại BIDV. Trong đó có nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà (Trưởng Phân ban rủ ro), hai Phó tổng giám đốc Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang...

Những con số trong đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh Ngày 8/1, TAND TP.HCM đưa vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê cùng 44 đồng phạm ra xét xử về tội danh Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.