​Vì sao trăm dâu đổ đầu tằm…

Có lẽ, câu chuyện về ông Nguyễn Đăng Chương, ở Cục nghệ thuật biểu diễn đã trở thành chủ đề bàn tán khen, chê nóng và hot nhất ở các diễn đàn trong thời gian qua.
vi sao tram dau do dau tam Cấp phép ca khúc: Sẽ do địa phương quản lý?
vi sao tram dau do dau tam Cấp phép ca khúc nước ngoài lời Việt, cục NTBD có nhầm lẫn?

Có lẽ, câu chuyện về ông Nguyễn Đăng Chương, ở Cục nghệ thuật biểu diễn đã trở thành chủ đề bàn tán khen, chê nóng và hot nhất ở các diễn đàn trong thời gian qua. Bên cạnh những diễn biến mà chúng ta đã xem thì chúng ta cũng cần có cách nhìn khách quan hơn về bản chất của sự việc. Câu hỏi đặt ra, liệu ông Nguyễn Đăng Chương đã “cấp phép” cho bài Tiến quân ca như dư luận đồn thổi?

Không “cấp phép” bài Tiến quân ca

Ngày 19/5/2017 vừa qua, Cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD) đã công bố danh sách hơn 300 bài hát được phổ biến rộng rãi, trong đó chủ yếu là sáng tác nhạc đỏ nổi tiếng như Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây, Như có Bác trong ngày vui đại thắng, Tiến quân ca...

Điều này đã gây nhiều tranh cãi trong công chúng khi cho rằng các ca khúc đã đi vào lịch sử, thậm chí còn là Quốc ca mà mới đây mới được cấp phép là vô lý, việc cập nhật vào danh mục phổ biến là không cần thiết.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Thái Bình, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã khẳng định không có việc cấp phép cho bài Tiến quân ca. "Cần phải hiểu rõ các thuật ngữ giữa việc “cấp phép” và “cập nhật, phổ biến rộng rãi”. Cục NTBD không cấp phép cho 300 ca khúc mà chỉ cập nhật và phổ biến rộng rãi các ca khúc này" - ông Bình nói.

Còn theo thông cáo gửi các cơ quan báo chí, Cục NTBD một lần nữa cũng khẳng định, thông tin về việc “cấp phép” cho bài Tiến quân ca là không chính xác, bởi theo Cục NTBD cho biết, nếu “cấp phép” cho bất kỳ một bài hát nào đó thì cần có hồ sơ xin cấp phép, chẳng hạn như: Công văn xin cấp phép, quyết định…tuy nhiên, hiện nay Cục NTBD không ký bất kỳ quyết định cấp phép nào cho bài hát Tiến quân ca.

Cục NTBD cũng cho biết, việc bổ sung hơn 300 ca khúc vào “Danh mục phổ biến các bài hát sáng tác trước năm 1975” là "Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ VH, TT&DL trong việc rà soát, cập nhật, bổ sung vào danh mục các bài hát sáng tác trước năm 1975, nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng. Nên không có chuyện Cục NTBD “cấp phép” cho bài Tiến quân ca. Trong quá trình cập nhật danh mục lên website, Cục Nghệ thuật biểu diễn thiếu cẩn trọng nên đã đưa danh mục này vào mục "Bài hát mới cấp phép", gây nên sự hiểu lầm và bức xúc trong dư luận xã hội.

vi sao tram dau do dau tam
"Tiến quân ca" và nhiều ca khúc khác trong danh mục Phổ biến rộng rãi Tuy nhiên, thông tin “cấp phép Tiến quân ca cũng như trên 300 bài hát "nhạc đỏ" là hoàn toàn không chính xác

Cục Biểu diễn nghệ thuật cũng là nạn nhân

Sau khi các sự việc vừa qua, trong mắt công chúng, Cục NTBD là cơ quan quản lý nhà nước thiếu năng lực, không những không làm được việc mà còn gây ra nhiều bức xúc cho xã hội qua việc cấp phép phổ biến ca khúc trước năm 1975. Ông Cục trưởng Cục NTBD Nguyễn Đăng Chương nhận đủ mọi búa rìu của công luận, thậm chí bị kết tội phá hoại, phạm pháp. Ông Chương đã công khai xin lỗi và nhận trách nhiệm trên các phương tiện thông tin đại chúng vì áp lực công luận và theo chỉ đạo của cấp trên nhưng công bằng xem xét, Cục NTBD đã làm đúng quy định của pháp luật.

Khoản 3, điều 29 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5-10-2012 của Chính phủ "Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu" nêu rõ: "Tổ chức, cá nhân muốn phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam hoặc tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục NTBD" để xin phép phổ biến.

Nghị định 15/2016/NĐ-CP ngày 15-3-2016 của Chính phủ về "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP" sửa lại khoản 3, điều 29 như sau: "Tổ chức, cá nhân muốn phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục NTBD" để xin phép.

Như vậy, Nghị định 15/2016/NĐ-CP đã cắt mất cụm từ "tại các tỉnh phía Nam", mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh. Nghĩa là tất cả các ca khúc sáng tác trước năm 1975, bất kể nhạc gì, đều phải xin Cục NTBD cấp phép phổ biến, nếu chưa có tên trong danh sách đã được cục này cấp phép phổ biến.

Về lý, Cục NTBD không sai. Giả sử nếu Cục NTBD có “cấp phép” cho Quốc ca thì cũng không sai theo quy định của pháp luật. Nếu sai là quy định trong các nghị định nêu trên sai. Ở đây cho thấy lỗ hổng trong hoạch định chính sách, ban hành văn bản pháp quy của bộ, ngành.

Cụm từ "ca khúc sáng tác trước năm 1975" trong Nghị định 15/2016/NĐ-CP được hiểu là tất cả các bản nhạc sáng tác ở Việt Nam từ trước năm 1975, bao gồm nhạc cách mạng, đều phải xin phép phổ biến ở Cục NTBD. Ngay cả cụm từ "ca khúc sáng tác trước năm 1975 tại miền Nam" trong Nghị định 79/ 2012 cũng không ổn vì ở miền Nam trước năm 1975 không chỉ có nhạc của chế độ cũ mà còn có những sáng tác của các tác giả trong phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh ở đô thị miền Nam như "Hát cho đồng bào tôi nghe" hoặc ca khúc ra đời trong chiến khu, vùng giải phóng ở miền Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Rõ ràng Cục NTBD không làm sai luật pháp, chỉ là thực hiện một cách máy móc việc cập nhật danh mục cho cả ca khúc đã phổ biến rộng rãi trong công chúng từ lâu nay, trong đó có ca khúc cách mạng.

Tại phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 13 tháng 6 năm 2017. Bộ trưởng Bộ VHTTDL cũng đã khẳng định: Cục NTBD không ban hành bất cứ văn bản nào cấp phép cho Quốc ca và các ca khúc cách mạng.

Ông Nguyễn Đăng Chương đã đóng góp gì cho ngành văn hóa nghệ thuật?

Tháng 12/2012, ông Nguyễn Đăng Chương có quyết định giữ chức Cục trưởng Cục NTBD cho đến ngày 30/5/2017, ông Nguyễn Đăng Chương được biết đến là người đã có đóng góp không nhỏ cho ngành văn hóa, không chỉ trên cương vị Cục trưởng Cục NTBD mà còn bằng hàng loạt các tác phẩm đã đạt giải cao trong các cuộc thi trong nước và quốc tế.

Trong đó, phải kể tới các tác phẩm, “Hoàng hôn không có nắng” - tên gọi khác “Nắng quái chiều hôm” đã đạt Huy chương Vàng - Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc năm 2013; Giải A - Giải thưởng văn học nghệ thuật Trương Hán Siêu lần thứ III; Giải B (không có giải A) - Cuộc thi kịch bản sân khấu năm 2003 của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Giải B - Giải thưởng tác phẩm sân khấu năm 2003 của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.

Tác phẩm “Một cây làm chẳng lên non”, đạt các giải thưởng Huy chương Vàng - Hội diễn Sân khấu Tuồng và Dân ca Kịch chuyên nghiệp toàn quốc năm 2010; Giải A - Giải thưởng trong Cuộc vận động chuyển thể từ truyện ngắn sang các hình thức sân khấu về đề tài Nhà giáo Việt Nam năm 2007 của Bộ Giáo dục; Giải A - Giải thưởng văn học nghệ thuật Trương Hán Siêu lần thứ IV; Giải B - Giải thưởng tác phẩm sân khấu năm 2007 của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Giải thưởng Tác giả xuất sắc - Hội diễn Sân khấu Tuồng và Dân ca Kịch chuyên nghiệp toàn quốc năm 2010.

Tác phẩm “Biển và Bờ”tên gọi khác “Tội ác quyền lực”, đã đạt các giải thưởng: Huy chương Vàng - Liên hoan Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012; Huy chương Bạc - Liên hoan Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012; Huy chương Bạc - Liên hoan Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012; Giải B - Giải thưởng Vở diễn Sân khấu xuất sắc năm 2012 của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Giải thưởng Tác giả xuất sắc - Liên hoan Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012.

Tác phẩm “Đường đua trong bóng tối” đã đạt các giải thưởng: Huy chương Vàng - Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc năm 2013; Huy chương Vàng - Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2013; Giải A - Giải thưởng Vở diễn Sân khấu xuất sắc năm 2013 của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Giải B (không có giải A) - Giải thưởng kịch bản Sân khấu xuất sắc năm 2012 của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Giải thưởng Tác giả xuất sắc - Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015.

Tác phẩm “Lâu đài cát” cũng đạt các giải thưởng Huy chương Vàng - Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015; Giải thưởng Tác giả xuất sắc - Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015; Giải B (không có giải A) - Giải thưởng kịch bản Sân khấu xuất sắc năm 2014 của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; giải thưởng “Tác giả xuất sắc nhất, vở diễn xuất sắc nhất” tại Liên hoan Sân khấu quốc tế tổ chức tại Trung Quốc năm 2016.

Ghi nhận những công lao đóng góp cho sự nghiệp phát triển lĩnh vực Nghệ thuật Sân khấu nói riêng, Nghệ thuật biểu diễn nói chung, ông Nguyễn Đăng Chương đã được Đảng và Nhà nước tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, Huân chương Lao động Hạng Nhì; 02 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều Bằng khen của các Bộ và UBND các Tỉnh, thành phố.

Mặc dù, với những đóng góp rất lớn cho nền nghệ thuật nước nhà trong những năm qua, tuy nhiên, sau “sự cố” hiểu nhầm về việc “cấp phép” cho bài Tiến quân ca, ông Nguyễn Đăng Chương đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch điều chuyển công tác về Bộ. Điều dư luận quan tâm, việc điều chuyển này đã thực sự khiến cho dư luận hết thắc mắc và cả người trong cuộc “tâm phục, khẩu phục” hay chưa?

Đành rằng, với vai trò là người lãnh đạo cao nhất ở Cục NTBD thì rõ ràng ông Nguyễn Đăng Chương không thể thoái thác trách nhiệm. Song việc xử lý như thế nào cho thấu tình, đạt lý thì lại là chuyện khác. Chả lẽ, sau sự cố “nhầm nhọt” này chỉ mỗi mình ông Nguyễn Đăng Chương phải chịu trách nhiệm?

vi sao tram dau do dau tam Dừng cấp phép thí điểm mới 'taxi công nghệ' Grab, Uber
vi sao tram dau do dau tam Giải oan cho những người đẹp “thi chui”
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.