Vì sao Việt Nam là điểm đầu tư 'nóng' của Samsung, SK và nhiều ông lớn Hàn Quốc?

Samsung và nhiều công ty khác từ Hàn Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam giữa bối cảnh xuất khẩu giảm mạnh vì thương chiến Mỹ-Trung.
Việt Nam là điểm đầu tư 'nóng' của Samsung, Lotte và nhiều ông lớn Hàn Quốc - Ảnh 1.

Samsung Electronics cùng nhiều công ty lớn của Hàn Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam (Hình minh họa: Fortune).

Samsung đã chi khoản đầu tư trị giá 220 triệu USD để xây dựng một trung tâm nghiên cứu – phát triển ngay giữa lòng Hà Nội, và dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2020.

 Một nguồn tin cho biết tại đây, Samsung sẽ nghiên cứu các thiết bị di động thông minh mới và các công nghệ thông tin khác. Nguồn tin này cũng tiết lộ thêm Samsung dự kiến sẽ thuê khoảng 3.000 kĩ sư Việt Nam, và cơ sở này trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu trọng yếu của công ty này.

Công ty thành viên của Samsung – Samsung SDS trong tháng 7/2019 đã mua 30% cổ phần có giá trị hơn 4 tỉ yên của Tập đoàn Công nghệ CMC - tập đoàn công nghệ thông tin lớn thứ hai Việt Nam.

Một công ty công nghệ lớn khác của Hàn Quốc là Tập đoàn SK, quyết định sẽ đầu tư vào Vingroup trong phân khúc thiêt bị di động và một số phân khúc khác của vào tập đoàn đa lĩnh vực này.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp đã được chấp thuận của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng 10%, lên 7,9 tỉ USD trong năm 2019, chiếm 20% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam sau 3 năm.

Việt Nam là điểm đầu tư 'nóng' của Samsung, Lotte và nhiều ông lớn Hàn Quốc - Ảnh 2.

Xu hướng tăng dần của nguồn vốn FDI vào Việt Nam. (Nguồn: Nikkei Asian Review).

Samsung đầu tư cơ sở sản xuất điện thoại di động tại Việt Nam đầu tiên vào năm 2009 ở tỉnh Bắc Ninh, tiên phong mở lối cho cơn sốt đầu tư vào Việt Nam của các công ty, tập đoàn Hàn Quốc.

Một nửa sản lượng điện thoại thông minh được bán trên thị trường toàn cầu của Samsung được cho là sản xuất tại hai nhà máy ở Việt Nam.

Tập đoàn SK cũng mua 6,1% cổ phần Vingroup với giá 110 tỉ yên vào tháng 5/2019.

Tuy lượng cổ phần muốn mua không quá lớn, động thái này cho thấy SK Group nhận diện được cơ hội hợp tác tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất xe hơi và điện thoại thông minh với Vingroup.

Vào tháng 7 năm trước, đại diện phân khúc các công ty phi sản xuất, KEB Hana Bank, đã kí một thỏa thuận mua lại 15% cổ phần với giá 95 tỉ yên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Ngân hàng thương mại hàng đầu Hàn Quốc hiện là đối tác chính của các công ty Hàn Quốc hoạt động ở Việt Nam, đang quyết tâm mở rộng thị phần khách hàng đến các công ty trong nước, thông qua mạng lưới các chi nhánh của BIDV.

Làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam này là hệ quả của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, do xuất khẩu đến Trung Quốc năm 2019 giảm 16% so với cùng kì năm trước đó, thị trường này chiếm đến 1/4 kinh ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc.

Hơn nữa, tình hình giao thương giữa nước này với Nhật Bản ngày càng tệ. Tháng 7/2019, Nhật Bản đưa ra các lệnh giới hạn xuất khẩu tới Hàn Quốc, dấy lên làn sóng tẩy chay sản phẩm xuất xứ từ Nhật Bản ở xứ sở kim chi. Trong khoảng thời gian này, các hãng hàng không Hàn Quốc cũng cắt giảm liên tục số chuyến bay đến Nhật Bản.

Trong bối cảnh kinh tế trì trệ, các công ty Hàn Quốc chuyển sang tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới tại Việt Nam – thị trường xuất khẩu đứng thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Thị trường Việt Nam dự kiến có thể sẽ vượt qua Mỹ, để giành vị trí thứ hai sau Trung Quốc. 

Việt Nam là điểm đầu tư 'nóng' của Samsung, Lotte và nhiều ông lớn Hàn Quốc - Ảnh 3.

Bảng xếp hạng các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo số vốn đầu tư trực tiếp. (Nguồn: Nikkei Asian Review).

Năm 2019, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng 7,9% so với năm trước đó, lên 38 tỉ USD, dẫn đầu là Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc ở vị trí thứ năm.

Bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại, nguồn vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam "nhảy vọt" lên mức 4 tỉ USD tăng 65% so với năm 2018 với giá trị khoản đầu tư mới tăng gấp đôi, do sự dịch chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam của các công ty Trung Quốc.


chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.