Sáng nay (27/4), nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã lần đầu gặp nhau để tiến hành hội nghị thượng đỉnh Hàn - Triều 2018.
Việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp nhau tại đường ranh giới quân sự (MDL) giữa hai miền là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử liên Triều. Ông Kim Jong-un trở thành lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên đi qua biên giới này kể từ cuộc chiến tranh 1950-1953.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sáng 27/4 (ảnh: Reuters) |
Kết thúc cuộc họp Thượng đỉnh, hai nhà lãnh đạo đã đưa ra Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm về Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên bán đảo Triều Tiên, trong đó nêu rõ: "Hai nhà lãnh đạo trang trọng tuyên bố sẽ không còn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên và một thời đại mới của hòa bình đã bắt đầu".
Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ ký hiệp ước hòa bình trong năm nay. Chiến tranh liên Triều kết thúc vào năm 1953 nhưng chỉ bằng một hiệp ước đình chiến. Do vậy, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh kỹ thuật kể từ đó đến nay.
Hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý hợp tác phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc đã nhận lời mời của ông Kim Jong-un thăm Triều Tiên vào mùa Thu tới.
Chiều cùng này, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Hàn Quốc và Triều Tiên tổ chức Hội đàm thượng đỉnh liên Triều, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nêu rõ quan điểm.
“Việt Nam chúc mừng và đánh giá cao những nỗ lực của Hàn Quốc và Triều Tiên trong việc tổ chức thành công Hội đàm thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4/2018, góp phần quan trọng vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, trong đó có việc thúc đẩy phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.” - bà Hằng cho biết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng |
Theo Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng: “Việt Nam tin tưởng Triều Tiên và Hàn Quốc cùng các bên liên quan sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy đối thoại, phát huy các kết quả tích cực đã đạt được thời gian qua, đặt nền móng lâu dài cho hòa bình, ổn định, phát triển tại Bán đảo Triều Tiên và trong khu vực, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai miền Triều Tiên cũng như vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.”.
Kinh tế Hàn Quốc và Triều Tiên trước tương lai phát triển ổn định
Theo nhiều ước tính, quy mô của nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên hiện chỉ bằng một phần nhỏ (1/15 đến 1/30) của Hàn ... |
Thời sự 02:59 | 18/09/2018
Thời sự 23:15 | 17/09/2018
Thời sự 08:05 | 10/09/2018
Thời sự 01:30 | 10/09/2018
Thời sự 13:23 | 09/09/2018
Thời sự 07:31 | 09/09/2018
Thời sự 05:52 | 09/09/2018
Thời sự 00:45 | 09/09/2018