Tình hình sức khỏe 'con trai' của Pong Nawat sau gần 1 năm điều trị ung thư | |
Liệu pháp miễn dịch cứu sống người bị ung thư di căn khắp cơ thể |
Lễ ký kết thành lập Viện Y sinh - Mỹ dưới sự điều hành của Tiến sĩ Phan Minh Liêm. (Ảnh: Khải An) |
Sáng 2/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa và Công ty CP Trầm Hương Khánh Hòa phối hợp tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ giải mã gien và di truyền học trong điều trị chuẩn xác và tầm soát ung thư” tại TP Nha Trang.
Hơn 300 đại biểu là các giáo sư, tiến sĩ đến từ Trung tâm điều trị ung thư MD Anderson (Hoa Kỳ), Đại học Y khoa Johns Hopkins (Singapore) và nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ung thư đến từ các bệnh viện tại Việt Nam cùng tham dự.
Hội thảo được điều hành bởi Tiến sĩ Phan Minh Liêm, người được Trung tâm ung thư MD Anderson 4 lần vinh danh. Tiến sĩ Liêm cùng các đồng nghiệp đã có 26 công trình nghiên cứu khoa học về phương pháp mới điều trị ung thư.
Trong đó, 3 công trình liên quan đến việc kiểm soát chuyển hoá năng lượng trong khối u được Quốc hội và Bộ Quốc phòng Mỹ trao giải thưởng 3 năm liên tiếp.
Tại Hội thảo, các chuyên gia Mỹ, Singapore, Việt Nam đã cùng nhau chia sẻ công nghệ xét nghiệm hơn 20.000 cặp gien tìm ra tế bào ung thư – công nghệ tầm soát ung thư hiện đại nhất hiện nay của thế giới qua phương pháp giải mã gien.
Theo các chuyên gia, công nghệ giải mã hơn 20.000 cặp gien thế hệ mới có khả năng phát hiện sớm gien lỗi, các tế bào có nguy cơ.
Việc phát triển và ứng dụng giải pháp gien thế hệ mới này đã đưa MD Anderson (thuộc Đại học Texas, Mỹ) trở thành Trung tâm điều trị ung thư số một tại Mỹ trong suốt 28 năm qua.
TS Phan Minh Liêm phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Khải An) |
“Các xét nghiệm di truyền hiện đại đã đóng góp đáng kể vào việc làm nền tảng cho Y học Chuẩn xác và tầm soát di truyền ung thư.
Nhờ vào các thông tin chi tiết ở mức độ phân tử do các xét nghiệm gien thế hệ mới cung cấp mà các bác sĩ ngày nay có thể xác định các đột biến chủ đạo thúc đẩy ung thư phát triển.
Đồng thời xác định các điểm của khối u, theo dõi và hạn chế sự kháng thuốc của ung thư; Cũng như tối ưu hóa chiến lược điều trị và đánh giá nguy cơ di truyền ung thư”, GS TS Mong Hong Lee – Trung Tâm ung thư MD chia sẻ.
Nói đến sự đa dạng và khác nhau về các đặc tính bệnh lý, điều trị, sinh học và khả năng đáp ứng với liệu pháp đối với ung thư vú carcinoma, PGS.TS.BS Yun Wu – khoa Giải phẫu học bệnh học, TT Ung thư MD cho rằng, trong vài thập kỷ qua, quá trình phân loại và điều trị loại bệnh này chủ yếu dựa trên các đặc điểm sinh lý bệnh.
Tuy nhiên không phải lúc nào cách làm này cũng chính xác dù loại ung thư có biểu hiện hình thái tương tự.
“Các xét nghiệm hóa mô miễn dịch có vai trò quan trọng đối với việc dự báo và xác định tiên lượng ung thư.
Tuy nhiên, gần đây các phương pháp phân loại bệnh ung thư vú dựa trên các điểm phân tử đã hỗ trợ hiệu quả cho việc cá thể hóa quá trình điều trị ung thư vú”, PGS.TS Yun Wu cho biết.
Nói rõ hơn về việc ứng dụng lâm sàng của công nghệ gien phục vụ tối ưu hóa phác đồ điều trị ung thư và phát triển liệu pháp mới, GS.TS. BS. DS Sai Ching Jim Yeung – Khoa nội – TT Ung thư MA cho rằng: "Chính sự phát triển nhanh chóng của công nghệ giải mã thế hệ mới, Trí tuệ nhân tạo và các nền tảng tin học hiện đại đang cách mạng hóa sự hiểu biết của của giới y tế về các thay đổi gien.
Thúc đẩy ung thư hình thành và phát triển, đồng thời mở ra những hướng đi mới hỗ trợ các bác sĩ trong việc kiểm soát căn bệnh nguy hiểm ngày hiệu quả hơn".
Đại diện Khoa Giải phẫu học BV Ung Bướu TP HCM – ThS. Bác sĩ Thái Anh Tú cho biết, xét nghiệm sinh học phân tử giúp giải quyết nhiều vấn đề trong tầm soát và điều trị ung thư tại Việt Nam.
Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí nên việc thực hiện các xét nghiệm này còn khá khó khăn.
“Những xét nghiệm này chỉ được chỉ định vì chi phí khá cao. Nhưng kết quả của các xét nghiệm này sẽ đem lại những hướng điều điều trị tích cực cho người bệnh”, ThS Thái Anh Tú nhận định.
Bên cạnh chương trình hội thảo, các chuyên gia của Việt Nam và Mỹ đã khai trương Viện Y sinh Việt Nam - Mỹ dưới sự điều hành của Viện trưởng - Tiến sĩ Phan Minh Liêm.
Cắt băng khánh thành thành lập viện Y sinh tại Việt Nam. (Ảnh: Khải An) |
Đây là cơ sở nghiên cứu y sinh sở hữu công nghệ giải mã gien thế hệ mới và di truyền học trong tầm soát và điều trị ung thư đầu tiên do Trung tâm MD Anderson chuyển giao cho Việt Nam.
Giải pháp này cho phép các bác sĩ phân tích bản đồ gien sau xét nghiệm, phát hiện gien lỗi và điều trị sớm.
Xét nghiệm tầm soát 20.000 gien giúp cung cấp thông tin quan trọng về các đột biến di truyền làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Hiện, các giải pháp tầm soát và điều trị sớm ung thư được phát triển ở nhiều cơ sở nghiên cứu y khoa trên thế giới.
Tuy vậy, đối với người dân Việt Nam, việc tiếp cận với các giải pháp này vẫn còn rất hạn chế và tốn kém bởi công nghệ đều được đặt tại các quốc gia có nền y khoa phát triển như Mỹ, Singapore.
Việt Nam có hơn 125.000 ca ung thư mới được ghi nhận mỗi năm, trong đó 90.000 ca tử vong do nguyên nhân chính là phát hiện muộn.
Kết quả giải mã 20.000 gien của người điều trị sẽ được phân tích và chứng nhận bởi các bác sĩ của Hiệp Hội Giải phẫu bệnh học Y khoa Hoa Kỳ (American Society for Clinical Pathology), các bác sĩ di truyền học của Hiệp Hội Di truyền học Y Khoa Hoa Kỳ (American College of Medical Genetics and Genomics) để đưa ra giải pháp điều trị chuẩn xác.
Việc chuyển giao thành công công nghệ phát hiện và điều trị sớm ung thư tại Viện Y Sinh Việt Nam – Hoa Kỳ là bước đầu tiên trong hành trình hợp tác dài hạn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Điều này chứng tỏ, nền y học của Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng và nguồn lực để tiếp nhận những giải pháp tiến bộ hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội tầm soát, điều trị tốt nhất, chi phí thấp nhất cho bệnh nhân ung thư tại Việt Nam.
“Sự phát triển và hoàn thiện của công nghệ giải mã gien thế hệ mới cùng với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp các bác sĩ và chuyên gia nhanh chóng hiểu rõ các đặc điểm phân tử, bản đồ đột biến gien của các tế ung thư và xác định các thuốc trúng đích phù hợp cũng những những phương pháp điều trị tối ưu.
Ngoài ra, với những công nghệ này các chuyên gia di truyền học có thể phân tích bộ gien phát hiện các đột biến di truyền có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư và đưa ra các tư vấn phòng ngừa ung thư phù hợp”, TS Phan Minh Liên đúc kết.
Giá thuốc điều trị ung thư gan 7 tháng tăng giá 5 lần Ông T.H.P. (65 tuổi, TP.HCM) mắc ung thư gan, đang điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), có dùng thuốc Lipiodol. Ngày 27-1, ông ... |
Kỹ thuật mới giúp loại bỏ tế bào ác tính trong điều trị ung thư dạ dày Bằng việc ứng dụng chất nhuộm màu ICG (indocyanine green) trong phẫu thuật, các bác sĩ của một bệnh viện tại TPHCM đã xác định ... |
Nối xương để cứu cánh tay cho thiếu nữ 16 tuổi ung thư Thay vì phế bỏ, các bác sĩ chỉ cắt một đoạn xương, ghép thêm một đoạn và thay khớp vai nhân tạo để bảo tồn ... |
Thời sự 09:28 | 04/07/2018
Kinh doanh 07:30 | 04/07/2018
Thể thao 07:25 | 04/07/2018
Kinh doanh 11:00 | 03/07/2018
Kinh doanh 07:09 | 03/07/2018
Giải trí 03:46 | 03/07/2018
Kinh doanh 00:36 | 03/07/2018
Lối sống 12:05 | 02/07/2018