Ung thư tăng nhanh | |
Tầm soát thế nào để phát hiện sớm ung thư phổi | |
Sàng lọc cùng lúc 16 loại ung thư di truyền - Công nghệ mới lần đầu tiên tại Việt Nam |
Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết ung thư được xem là bệnh liên quan đến tuổi vì tỷ lệ mắc tăng theo tuổi tác, tăng nhanh hơn khi vào tuổi trung niên.
Ở lứa tuổi từ 40 trở lên, nam giới thường bị ung thư phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày, đầu cổ. Ở nữ giới hay gặp ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi, tuyến giáp.
Kết quả khảo sát của Bệnh viện Ung bướu TP HCM về bệnh nhân ung thư trong 20 năm qua cho thấy tuổi trung bình của người dân thành phố khi mắc bệnh ung thư là 55. Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 50-59 tuổi. Tuổi thọ của người dân Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong thế kỷ qua.
Tổng số các loại ung thư dự báo sẽ tăng khoảng 45% trong khoảng thời gian 2010-2030, chủ yếu bởi số lượng người lớn tuổi ngày càng tăng.
Gánh nặng đặt ra cho hệ thống y tế là sự gia tăng tỷ lệ mắc ung thư nên cần thiết phải tập trung vào các cơ hội phòng ngừa ban đầu hơn là chỉ dựa vào điều trị.
Theo giáo sư Chấn Hùng, phát triển ung thư là một quá trình phức tạp xảy ra trong khoảng thời gian nhiều năm.
Tuổi trung niên là thời điểm một số yếu tố nguy cơ cho bệnh ung thư và các bệnh khác. Sự phổ biến một số bệnh mãn tính như béo phì và tiểu đường, có xu hướng gia tăng trong độ tuổi trung niên.
Bệnh tiểu đường type 2 làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đại tràng, vú và tuyến tụy. Tại Việt Nam chỉ trong 10 năm qua tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường đã tăng tới 200%. Dư thừa trọng lượng cơ thể liên quan đến nhiều loại ung thư bao gồm ung thư thực quản, tuyến tụy, tuyến giáp, túi mật, ruột kết, trực tràng, vú, nội mạc tử cung, thận. Mô mỡ sản xuất cytokine tạo ra tình trạng viêm mãn tính và thúc đẩy tăng trưởng khối u qua nhiều cơ chế sinh học.
Nguy cơ nhiễm siêu vi lây truyền qua đường tình dục như HIV và HPV làm tăng nguy cơ ung thư. Nhiễm HIV làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn, bệnh Hodkin, ung thư gan... Nhiễm HPV có thể gây ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn và ung thư hầu họng. Tỷ lệ các bệnh ung thư này gia tăng sau tuổi 50. Người lớn tuổi có nguy cơ đặc biệt vì ít sử dụng bao cao su.
Ảnh minh họa: shawglobalnews. |
Phòng ngừa ung thư tuổi trung niên
Giáo sư Chấn Hùng khuyến cáo tầm soát ung thư là giải pháp kiểm soát bệnh ở tuổi trung niên. Từ tuổi 40 trở lên ở cả hai giới nam nữ có sự gia tăng tỷ lệ bệnh nên cần tầm soát các bệnh ung thư phổ biến.
Một số bệnh ung thư được khuyến cáo tầm soát trong dân số như ung thư đại trực tràng, cổ tử cung và ung thư vú. Nên tầm soát ung thư phổi hàng năm với chụp CT liều thấp cho những người có nguy cơ cao. Một số loại xét nghiệm tầm soát đã được sử dụng như thử nghiệm pap cho ung thư cổ tử cung, chụp nhũ ảnh phát hiện ung thư vú...
Ngừng hút thuốc ở tuổi trung niên hay bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể giúp ngừa ung thư.
Hạn chế hoặc tránh tiêu thụ rượu giúp giảm nguy cơ ung thư.
Tiêu thụ rượu quá mức gây ung thư do tổn hại ADN, viêm mãn tính, thiếu hụt folate và các chất dinh dưỡng khác.
Ngăn chặn và quản lý tốt bệnh tiểu đường trong độ tuổi trung niên có thể giúp giảm nguy cơ ung thư trong cuộc sống sau này.
Giấc ngủ tốt có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư ở người lớn tuổi.
Tăng cường hoạt động thể chất có ý nghĩa quan trọng với phòng ung thư tuổi trung niên.
Các nghiên cứu chứng minh sự thay đổi hành vi ở tuổi trung niên, chẳng hạn như ăn nhiều trái cây và rau quả hàng ngày, tập thể dục thường xuyên, duy trì trọng lượng khỏe mạnh, không hút thuốc lá... giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tử vong.
Giảm tiếp xúc với các chất gây ung thư từ môi trường, bức xạ tia cực tím, sản phẩm tiêu dùng, nơi làm việc...
Nếu các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến các cơ chế sinh học gây ung thư có thể sửa đổi, tốc độ lão hóa có thể bị chậm lại và sự khởi phát ung thư sẽ bị trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa được.
Sàng lọc cùng lúc 16 loại ung thư di truyền - Công nghệ mới lần đầu tiên tại Việt Nam | |
8 bệnh viện tầm soát ung thư vú miễn phí cho bệnh nhân |
Lối sống 09:45 | 18/04/2019
Lối sống 19:59 | 24/03/2019
Lối sống 07:15 | 09/01/2019
Lối sống 04:20 | 26/12/2018
Lối sống 23:00 | 18/10/2018
Lối sống 00:00 | 24/08/2018
Lối sống 13:05 | 21/07/2018
Lối sống 07:00 | 21/07/2018