Vietnam Airlines sẽ nghiên cứu phát triển đường bay trong nước và quốc tế đi/đến sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa

Vietnam Airlines Group hiện đang khai thác thường lệ 36 chuyến bay mỗi tuần kết nối Thanh Hóa với ba địa phương khác là TP HCM, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt.

Theo Cổng TTĐT tỉnh Thanh Hóa, chiều ngày 26/1 đã diễn ra Hội nghị trực tuyến và Lễ Ký kết Biên bản thỏa thuận về Chương trình hợp tác toàn diện giữa UBND tỉnh Thanh Hóa và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Theo đó, trong giai đoạn 2022 - 2026, Vietnam Airlines và tỉnh Thanh Hóa sẽ tăng cường các hoạt động hướng đến phục hồi và phát triển các lĩnh vực đầu tư, thương mại, du lịch và hàng không.

Hai bên sẽ phối hợp nghiên cứu và hình thành các sản phẩm, tuyến, điểm du lịch, hợp tổ chức các sự kiện đối ngoại, giáo dục, văn hóa, thể thao và du lịch trong giai đoạn 5 năm tới. Vietnam Airlines sẽ nghiên cứu phát triển các đường bay trong nước và quốc tế đi/đến Cảng hàng không Thọ Xuân, Thanh Hoá.

Ngoài ra, Vietnam Airlines và tỉnh Thanh Hóa sẽ cùng quảng bá hình ảnh, hoạt động của nhau trên các kênh phương tiện truyền thông, quảng cáo.

Từ năm 2013, Vietnam Airlines trở thành hãng bay đầu tiên kết nối hàng không với tỉnh Thanh Hóa, thông qua đường bay Thanh Hóa - TP HCM với tần suất 5 chuyến/tuần.

Đến nay, Vietnam Airlines Group đang khai thác thường lệ 36 chuyến bay mỗi tuần kết nối Thanh Hóa với ba địa phương khác là TP HCM, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt.

Vietnam Airlines sẽ nghiên cứu phát triển đường bay trong nước quốc tế đi/đến sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa - Ảnh 1.

Sân bay Thọ Xuân. (Ảnh: Báo Thanh Hóa).

Cảng hàng không Thọ Xuân nằm cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km về phía tây và di chuyển bằng tuyến đường quốc lộ 47. Cuối năm 2012, nhằm nâng cao hạ tầng giao thông khu vực sân bay, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch xây dựng tuyến đường nối từ sân bay Thọ Xuân đi quốc lộ 47 với quy mô 4 làn xe cơ giới.

Vào năm 2019, tỉnh Thanh Hóa đã khởi công giai đoạn 1 tuyến đường nối TP Thanh Hóa với Cảng hàng không Thọ Xuân có chiều dài 34,7 km, tổng mức đầu tư 3.567 tỷ đồng.

Giai đoạn 2 dự án khởi công xây dựng vào tháng 10/2020, bảo đảm quy mô 4 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành và đi vào khai thác vào tháng 10/2022, giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển từ TP Thanh Hóa đến sân bay Thọ Xuân và ngược lại xuống dưới một giờ đồng hồ.

Theo quy hoạch cảng hàng không thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sân bay Thọ Xuân là cảng hàng không quốc tế, có chức năng dự bị cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự cấp 4E và sân bay quân sự cấp I, công suất 5 triệu hành khách/năm và 27.000 tấn hàng hóa/năm, loại tàu bay khai thác code E hoặc tương đương.

Tổng vị trí đỗ tàu bay là 16 vị trí code C, có khả năng đỗ tàu bay code E. Quy hoạch nhu cầu sử dụng dất đến năm 2030 là hơn 884 ha.

Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân được xây dựng đồng bộ các công trình mới ở phía đông bắc, công suất khai thác đạt 20 triệu hành khách/năm.

Quy hoạch nhu cầu sử dụng đất đến năm 2050 hơn 1.092 ha, trong đó, diện tích đất dùng chung 181,3 ha, đất khu hàng không dân dụng 494,43 ha, diện tích đất khu quân sự 416,8 ha, diện tích đất dự phòng phát triển sau năm 2050 là 379,65 ha.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.