Vụ bé trai 22 tháng tuổi tử vong khi đang truyền dịch: Những lỗi 'chết người' của bố mẹ khi con bị ốm

Vụ bé trai 22 tháng tuổi tử vong khi đang truyền dịch tại một phòng khám tư nhân tại Hà Nội đang khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng. Cùng điểm lại một số lỗi "chết người" của bố mẹ khi con bị ốm.

Theo VOV đưa tin, anh Nguyễn Đình Dân (bố của cháu N.G.B, 22 tháng tuổi, ở thôn Lại Hoàng, xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, cháu B. tử vong bất thường khi đang truyền nước tại cơ sở y tế tư nhân chiều 16/10.

Cụ thể, chiều 16/10, cháu G.B bị sốt, tiêu chảy, gia đình đã đưa cháu đến Phòng khám tư của bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc (số 392 Ngô Gia Tự, quận Long Biên, TP Hà Nội).

Sau khi khám, bác sĩ Cúc trực tiếp truyền dịch cho cháu với lí do cháu có biểu hiện tiêu chảy, lo ngại trẻ mất nước. Sau khi truyền dịch được khoảng 5 phút, cháu B. có biểu hiện sốc, tím tái, cứng đơ, anh Dân ngay lập tức gọi bác sĩ Cúc kiểm tra.

“Khi tôi gọi, bà Cúc mới chạy từ trên gác xuống và gọi xe cấp cứu đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, nhưng lúc đó, con tôi đã không qua khỏi” - anh Dân chia sẻ.

vu be trai 22 thang tuoi tu vong khi dang truyen dich nhung loi chet nguoi cua bo me khi con bi om
Cháu bé N.G.B (22 tháng tuổi ở Gia Lâm, Hà Nội).

“Cháu chỉ bị viêm họng và tiêu chảy. Bình thường cháu rất khỏe mạnh, không có bệnh tật gì, ít khi bị bệnh đường hô hấp, 22 tháng nặng 17kg. Đợt này thời tiết thay đổi cháu mới bị ốm. Đây là lần đầu tiên cháu truyền dịch”- anh Nguyễn Đình Tuân (chú ruột của cháu bé) cho biết.

Vụ việc hiện vẫn đang được điều tra tìm rõ nguyên nhân. Ngay sau khi vụ việc được thông tin trên báo chí, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra hoang mang lo lắng bởi cho con truyền dịch tại phòng khám tư nhân là thói quen khá phổ biến. Cùng điểm một số lỗi "chết người" của bố mẹ khi con bị ốm.

1. Tự ý mua thuốc cho con

Đây là lỗi thường gặp nhất ở các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Thói quen này không chỉ xảy ra ở những bố mẹ nông thôn, mà thậm chí nhiều bố mẹ ở thành phố, tiếp xúc nhiều với thông tin tân tiến, vẫn cứ mắc lỗi này.

Một nguyên tắc cơ bản khi con bị ốm là đưa con đi khám để được chẩn đoán đúng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ kê đơn và con uống thuốc theo đơn đó. Nhưng nhiều bố mẹ vì sợ bệnh viện, sợ mất thời gian, sợ tốn kém, sợ thủ tục ở bệnh viện lằng nhằng, thường đến nhà thuốc tư nhân, mô tả bệnh của con và cho con uống theo đơn mà nhà thuốc kê.

Có tới 44% bà mẹ tự mua thuốc cho con uống mà không cần kê đơn của bác sĩ. Việc tùy tiện dùng thuốc khi chưa có chỉ định là rất nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe của trẻ. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, đây là một sai lầm rất đáng trách của các bà mẹ. “Việc tự chữa cho con, chữa theo đơn của bé khác… khiến nhiều trẻ bị biến chứng nặng là viêm phổi, viêm tiểu phế quản do vi rút rất nặng. Những bé này thời gian điều trị sẽ lâu hơn, tốn kém hơn do phải dùng các loại thuốc đắt tiền hơn”, TS Dũng nói.

2. Ủ ấm khi con bị sốt

Ủ ấm khi con bị sốt cũng là sai lầm phổ biến của các bố mẹ. Theo PGS.TS Lê Thanh Hải, Phó giám đốc BV Nhi TƯ, thân nhiệt trẻ đang tăng cao, phải mặc thoáng mát thì mới hạ được sốt thì nhiều bà mẹ lại ủ ấm cho con khiến thân nhiệt càng tăng cao, gây nguy cơ sốt co giật. Ngoài ra khi con bị sốt cũng không nên chườm đá vì đá lạnh chỉ giúp làm mát tại vị trí chườm, còn thực tế, nó sẽ gây co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài hơn, gây sốt cao hơn

3. Tự ý xông mũi họng tại nhà cho trẻ

Khi thấy trẻ có dấu hiệu viêm đường hô hấp, nhiều cha mẹ đã tự mua máy xông mũi họng tại nhà cho trẻ. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, bố mẹ tuyệt đối không xông cho trẻ tại nhà, bởi lẽ thuốc qua máy xông nhìn tưởng đơn giản nhưng lại có nhiều tác hại. Nếu bị co thắt phế quản đột ngột ngay lúc xông làm cho em bé bị tắt thở luôn.

4. Lạm dụng truyền dịch để bù nước

Nhiều bố mẹ coi truyền dịch như một liệu pháp thần kì giúp con mau khỏi bệnh. Tuy nhiên, theo chuyên gia khuyến cáo, truyền dịch bù nước chỉ được chỉ định trong trường hợp mất nước, thiếu nước do sốt quá cao, tiêu chảy, mà người bệnh không thể ăn, uống. Những người bệnh nhẹ không nên truyền dịch, thay vào đó, nên bù nước bằng đường uống sẽ hiệu quả hơn.

Trao đổi với Zing, PGS.BS. Hoàng Công Đắc, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết : "Hiện tượng sốc và tử vong do truyền dịch không phải hiếm. Nguyên nhân phụ thuộc vào việc người bệnh truyền chất gì vào cơ thể, có kèm thuốc hay không. Chẳng hạn, trong trường hợp vừa tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ chỉ định truyền đạm ngay, bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao, thậm chí tức thì".

XEM THÊM

vu be trai 22 thang tuoi tu vong khi dang truyen dich nhung loi chet nguoi cua bo me khi con bi om Vụ bé trai 22 tháng tuổi tử vong khi truyền dịch: 'Trước khi đi khám cháu còn cười đùa vẫy tay chào mọi người'

“Thằng bé kháu khỉnh lắm, chẳng mấy khi ốm đau, giờ mới bập bẹ tập nói. Chiều hôm đi thăm khám cháu vẫy tay chào ...

vu be trai 22 thang tuoi tu vong khi dang truyen dich nhung loi chet nguoi cua bo me khi con bi om Vụ bé trai 22 tháng tuổi tử vong khi truyền dịch: 3 năm trước cháu thứ 2 cũng mất sau khi điều trị ở phòng khám tư

Cha mẹ bé trai 22 tháng tuổi tử vong sau khi truyền dịch rất nghèo, không dư dả kinh tế. Năm 2015, đứa con thứ ...

vu be trai 22 thang tuoi tu vong khi dang truyen dich nhung loi chet nguoi cua bo me khi con bi om Vụ bé trai 22 tháng tuổi tử vong khi truyền dịch ở phòng khám tư: 'Cháu tôi bình thường rất khỏe mạnh’

"Cháu tôi bình thường rất khỏe mạnh, mới 22 tháng đã nặng 17 kg, chỉ là do thời tiết thay đổi mấy hôm nay nên ...

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.