Vụ cháy nhà máy Rạng Đông cần được coi là thảm họa môi trường

Với lượng thủy ngân phát tán lên đến 27 kg, các chuyên gia cho rằng phải xếp đây là thảm họa môi trường mới đánh giá được đúng mức độ nghiêm trọng của nó.

Chiều 4/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) Võ Tuấn Nhân đã công bố kết quả quan trắc, phân tích các mẫu đất, không khí sau vụ hỏa hoạn xảy ra Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông.

Theo ông Nhân, số lượng thủy ngân phát tán ra môi trường sau vụ cháy có thể lên tới 27,2 kg cùng với các hóa chất độc hại và một số kim loại nặng. Các chất này phát tán vào không khí gây nguy hại cho sức khỏe con người.

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông cần được coi là thảm họa môi trường - Ảnh 1.

Người dân thản nhiên bày bán hoa quả bên cạnh nhà xưởng bị cháy. (Ảnh: Hồng Quang).

Vụ việc Rạng Đông là thảm họa môi trường

Sáng 5/9, một tuần sau vụ cháy, khu vực nhà xưởng của công ty, hiện trường vụ cháy mới được phủ bạt, che chắn. Dù trước đó, việc này đã được nhiều chuyên gia môi trường khuyến cáo nên làm ngay, nhưng đến giờ mới được thực hiện.

Theo PGS.TS Lê Hùng Anh, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản môi trường, nếu lượng thủy ngân bị phát tán đúng như Bộ TNMT thông báo thì chính quyền địa phương nên xem xét lại mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông cần được coi là thảm họa môi trường - Ảnh 2.

PGS.TS Lê Hùng Anh, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản môi trường. (Ảnh: https://iesem.edu.vn).

"Với lượng thủy ngân lớn như vậy, các cơ quan chức năng nên đánh giá đây là thảm họa môi trường để người dân biết được sự việc nghiêm trọng thế nào. Hiện nay tôi chỉ thấy họ đo đạc, quan trắc rồi cảnh báo chung chung. Như thế thì nhiều người sẽ coi thường, ăn uống sinh hoạt quanh khu vực này rất nguy hiểm", vị chuyên gia chia sẻ.

TS Hùng Anh nói ông rất lo lắng cho người dân xung quanh, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em vì đây là 2 đối tượng dễ bị tổn thương nhất với thủy ngân.

"Việt Nam cũng chưa chuyên nghiệp trong xử các sự cố về môi trường, chúng ta vẫn đang xem nhẹ các tác động của vụ cháy, thường chỉ quan tâm đến thiệt hại về tài sản mà không xem xét sau mỗi vụ cháy có hàng trăm chất độc hại thoát ra. Trong vụ việc này thì thậm chí còn là thủy ngân", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Ông đề xuất Bộ Tư lệnh Hóa học cần tham gia, đánh giá cho khách quan xem vụ việc này là thảm họa ở mức độ nào? Phải cô lập, cách li những diện tích nào quanh vụ cháy, có các biện pháp che chắn bảo vệ nguồn nước, nước ngầm, đất khỏi bị nhiễm độc.

Còn theo GS.TSKH Phạm Hoàng Hải, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Địa Việt Nam, việc phủ bạt, che chắn là việc phải làm từ lâu, sau khi vụ cháy xảy ra, chứ không phải chờ đến khi Bộ TNMT đề nghị mới làm.

"Che chắn là việc cần làm, dù có muộn cũng bắt buộc phải che, với nồng độ thủy ngân trong không khí vượt ngưỡng đến 20-30 lần như thế mà phát tán ra môi trường xung quanh thì rất đáng lo ngại. Từ đây có thể thấy sự đùn đẩy trách nhiệm của các cấp quản , chờ chỉ đạo mới làm, mặc cho các nguy cơ rình rập người dân", GS Hoàng Hải cho hay.

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông cần được coi là thảm họa môi trường - Ảnh 3.

Cửa nhà một hộ dân ố vàng bởi khói và bụi từ vụ cháy Công ty Rạng Đông. Ảnh: Hồng Quang.

Hà Nội đề nghị chuyên gia nước ngoài vào cuộc

Ngày 5/9, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký công văn gửi Giáo sư Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đề nghị viện tham gia giám định môi trường đất, nước và không khí sau vụ cháy tại Công ty Rạng Đông, quận Thanh Xuân.

"UBND Hà Nội đề nghị viện chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn, mời các chuyên gia trong nước và nước ngoài có kinh nghiệm xử sự cố tương tự, giúp Công an Thành phố thực hiện việc giám định để xác định mức độ ô nhiễm về đất, nước, không khí quanh khu vực Công ty Rạng Đông", văn bản đề nghị nêu.

Hoan nghên chủ trương này, GS. TSKH. Phạm Hoàng Hải, Phó chủ tịch, Tổng thư kí Hội Địa Việt Nam, cho rằng việc trưng cầu ý kiến giám định của các chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam là đúng đắn và cần thiết lúc này.

"Vụ việc Công ty Rạng Đông có quy mô lớn, nghiêm trọng, ảnh hưởng và đe dọa sức khỏe nhiều người. Nhưng đây cũng là vụ việc hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều ngành khoa học như hóa học, địa chất, môi trường, y tế... Vì vậy, Hà Nội trưng cầu ý kiến viện là chính xác", GS Hoàng Hải cho hay.

Theo GS Hoàng Hải, việc cần làm là để cho các chuyên gia, các nhà khoa học của Viện HLKH VN bắt tay vào quan trắc, phân tích. Để từ đó, Hà Nội có cơ sở để đánh giá mức độ nguy hại, cũng như tìm giải pháp phù hợp nhằm khắc phục, xử hậu quả vụ cháy. 

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông cần được coi là thảm họa môi trường - Ảnh 4.

Đến sáng 5/9, khu vực hiện trường vụ cháy mới được phủ bạt. (Ảnh: Mỹ Hà).

Còn về việc Hà Nội đề nghị viện phối hợp với các chuyên gia nước ngoài, GS Hoàng Hải cho rằng hiện tại các nhà khoa học của viện vẫn đủ điều kiện, năng lực để hoàn thành việc quan trắc này. Chỉ khi nào các kết quả không đồng nhất, hay không tìm ra được các giải pháp xử tối ưu, lúc đó mới cần sự vào cuộc của chuyên gia nước ngoài.

Chiều 5/9, UBND Hà Nội đã có công văn hỏa tốc gửi các Bộ TNMT, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Bộ Công Thương về việc tiếp tục quan trắc, đánh giá, theo dõi ảnh hưởng ô nhiễm môi trường và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vụ cháy Công ty Rạng Đông.

UBND TP giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân phối hợp bố trí bác sĩ, y tá trực 24/24 tại phường Hạ Đình và phường Thanh Xuân Trung, tổ chức khám sức khỏe miễn phí tại khu vực bán kính 500 m theo yêu cầu của người dân.

 Cùng với đó, UBND Hà Nội đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô làm việc với Bộ Tư lệnh Hóa học (Bộ Quốc phòng), triển khai thực hiện tẩy độc nhà máy và khu vực bị ảnh hưởng trong bán kính 500 m (nếu các chỉ số độc hại vượt mức cho phép).

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.