Cụ thể, trưa 30/1, lực lượng Phòng Cảnh sát kinh tế TP Cần Thơ bắt quả tang ông L.H.L, Giám đốc Công ty T.L. (có địa chỉ tại quận Ninh Kiều), khi đang thu mua 100 USD của anh Rê với giá 2.260.000 đồng. Thời điểm bắt quả tang Công ty T.L. không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền trong việc thu đổi ngoại tệ.
Công an ngay sau đó cũng tiến hành khám xét nhà của Giám đốc Công ty T.L. nhưng không thu được thêm bất kỳ đồng ngoại tệ nào nữa. Tuy nhiên, công an lại tiến hành thu giữ 20 viên kim cương, 19.910 viên đá quý, toàn bộ vàng trắng, vì cho rằng số tang vật trên không có chứng từ, nhãn mác... Đồng thời, lực lượng chức năng cũng đã lấy đi đầu thu camera an ninh tại cơ sở kinh doanh này.
Đến hơn 6 tháng sau (tức ngày 13/8/2018) cơ quan công an mới lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm của Công ty H.L. và anh Rê và gửi hồ sơ vụ việc đến UBND TP Cần Thơ.
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Vì sao vụ việc vi phạm hành chính xảy ra cuối tháng 1/2018 mà mãi tới giữa tháng 8/2018 mới lập biên bản? Thời hiệu ban hành quyết định xử phạt hành chính có còn không?
Tiệm vàng T.L. (ảnh: VTC News). |
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 2 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 1 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Quá thời hạn quy định, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, vì ngay từ thời điểm lập biên bản vi phạm không phù hợp quy định rồi kéo theo việc ra quyết định về sau cũng không phù hợp theo. Tuy nhiên, xét về phương diện áp dụng thời gian ra quyết định xử phạt theo thì luật quy định trong thời hạn 7 ngày từ ngày có biên bản vi phạm hành chính thì phải ra quyết định xử phạt.
Như vậy, xét về thời gian áp dụng ra quyết định xử phạt hành chính thì nếu kết luận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vụ việc mang tính chất nghiêm trọng và thuộc trường hợp phải giải trình thì thời hạn để ra quyết định tối đa có thể là 60 ngày - tức việc ra quyết định xử phạt hành chính là đúng quy định pháp luật về mặt thời hạn.
Anh thợ điện Cà Rê đổi 100 USD xin miễn phạt 90 triệu
Lấy lý do không có tiền, anh Cà Rê xin cơ quan chức năng ở Cần Thơ cho phép không nộp phạt số tiền 90 ... |
Vì sao đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng?
Theo quy định, các tổ chức kinh tế (tiệm vàng, khách sạn...) muốn hoạt động đổi ngoại tệ phải đăng ký đại lý đổi ngoại ... |
Đổi 100 USD tại tiệm vàng, bị phạt 90 triệu đồng
Người đổi 100 USD là ông Nguyễn Cà Rê bị phạt 90 triệu đồng còn tiệm vàng bị phạt 180 triệu đồng vì thu đổi ... |
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn.
Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây! Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |
Pháp luật 07:51 | 10/12/2018
Pháp luật 14:40 | 07/11/2018
Thời sự 14:05 | 06/11/2018
Pháp luật 06:40 | 06/11/2018
Pháp luật 09:38 | 05/11/2018
Pháp luật 09:05 | 03/11/2018
Pháp luật 04:04 | 30/10/2018
Pháp luật 02:58 | 30/10/2018