Vụ tấn công khiến 10 người phải điều trị phơi nhiễm HIV: Cơ sở pháp luật xử lý người tâm thần khi gây án

Tâm thần là bệnh lý có liên quan đến một loạt các rối loạn sức khỏe tâm thần dẫn đến suy nghĩ, hành vi và tác phong không phù hợp. Trong đó, nặng nhất là mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Liên quan đến vụ tấn công khiến 10 người dân phải điều trị phơi nhiễm HIV ở TP HCM, qua xác minh ban đầu, cơ quan điều tra xác định nghi can có dấu hiệu tâm thần. Nên tạm thời cơ quan chức năng cho phép gia đình bảo lãnh quản thúc tại gia đối với người này dưới sự giám sát của chính quyền.

Cơ quan quận 5, TP HCM cũng cho biết bước tiếp theo sẽ tiến hành các thủ tục để xét nghiệm tình trạng tâm thần của đối tượng này, cũng như mức thương tật của các nạn nhân để củng cố hồ sơ xử lí theo quy định pháp luật.

Vậy khi người tâm thần gây án và gây thiệt hại ai sẽ là người chịu trách nhiệm và bồi thường những tổn thất đó?

Vụ tấn công khiến 10 người phải điều trị phơi nhiễm HIV: Cơ sở pháp luật xử lý người tâm thần khi gây án  - Ảnh 1.

Rất nhiều kim tiêm của người sử dụng ma túy bị vứt dưới chân cầu ở quận 8.

Người mắc bệnh tâm thần phạm tội xử lý thế nào?

Người tâm thần có những hành vi vi phạm pháp luật gây tổn hại đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác là một hiện tượng hết sức nguy hiểm cho xã hội.

Theo chương IV BLHS 2015, có quy định tình trạng không có năng lực, trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi thực sự nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Để xử lý trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, cơ quan tố tụng cần phải xác định được năng lực trách nhiệm hình sự của người đó.

Trường hợp tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hình sự thì không phải chịu trách nhiệm hình sự: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự".

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, căn cứ vào vụ việc, cơ quan tố tụng cần phải tiến hành các thủ tục để giám định tâm thần đối với người thực hiện hành vi. Căn cứ vào kết luận giám định, cơ quan tố tụng sẽ áp dụng hình phạt hoặc biện pháp khác đối với người thực hiện hành vi.

Ngoài ra, đối với những người tâm thần phạm tội họ có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có kết luận của hội đồng giám định y khoa kết luận chỉ bị hạn chế năng lực hành vi.

Trong trường hợp Hội đồng y khoa cấp có thẩm quyền kết luận giám định họ bị mất năng lực hành vi thì họ sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ xử lý ra sao?

Về vấn đề này, Điều 49 BLHS 2015 có quy định:

Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật Hình sự, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

Đối với trường hợp người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 49 của BLHS 2015 thì trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Không ít đối tượng phạm tội giở thủ đoạn giả điên hòng trốn tránh sự trừng trị của pháp luật. Nhiều đối tựợng khẳng định bị tâm thần, nhưng thực chất hoàn toàn bình thường. Đối với trường hợp này, cơ quan chức năng phải giám định tâm thần lại nhiều lần và kiên quyết đấu tranh đến cùng với tội phạm. Nhằm tránh bỏ lọt tội phạm, xử lý nghiêm minh, nhằm đảm bảo pháp luật thực thi.

Trách nhiệm dân sự

Quy định pháp luật hình sự chỉ miễn trách nhiệm hình sự, còn về trách nhiệm dân sự, người bị tâm thần vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân theo quy định của pháp luật dân sự.

Theo Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường".

Như vậy, theo các quy định trên, khi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.

Phần lớn bệnh nhân tâm thần hiện nay chủ yếu do gia đình chăm sóc, quản lý và đang tự do sinh hoạt, đi lại trong cộng đồng.

Hiện chưa có quy định về việc yêu cầu chữa bệnh bắt buộc đối với người bị bệnh tâm thần trong trường hợp chưa có hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Nếu trong trường hợp gia đình không phát hiện hoặc ngăn chặn kịp thời trường hợp người tâm thần phát bệnh và có những hành vi vi phạm pháp luật, từ đó rất dễ dẫn đến những vụ việc đau lòng. Đây cũng chính là mối tiềm ẩn gây ra nguy hiểm cao độ cho xã hội.

Để khắc phục, những gia đình có người bị bệnh tâm thần cần chủ động đưa người bệnh đi khám, chữa bệnh. Các gia đình của người có dấu hiệu tâm thần, cần giám sát và tận tâm, chia sẻ, phải đưa người tâm thần đi chữa bệnh kịp thời để phòng những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.