Liên quan đến việc “xẻ thịt” cống hóa mương Nghĩa Đô, thay vì làm bãi gửi xe và công trình phụ trợ, 14.000m2 ở đây đã được sử dụng làm nhà hàng, quán ăn. Từ năm 2012, chính quyền quận Cầu Giấy, phường Quan Hoa đã nhiều lần xử lý các vi phạm trên nhưng chưa triệt để.
Ngày 17/5, UBND quận Cầu Giấy tiến hành cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trật tự tại Dự án Cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô. Sau đó, UBND quận Cầu Giấy đã cho dựng rào tôn cao 3m xung quanh khu vực này để ngăn hoạt động kinh doanh tại đây.
Tuy nhiên, 6 tháng trôi qua, cơ quan chức năng vẫn chưa tiếp tục có biện pháp xử lý tiếp theo đối với các công trình tại đây.
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện UBND quận Cầu Giấy cho biết, UBND thành phố đã có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại dự án này.
Tuy nhiên việc thu hồi phải làm từng bước, có một số doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài như Honda, KFC… phải thông báo đến Tổng Cty để họ còn xóa danh sách đại lý. Quận cũng đã mời các doanh nghiệp còn kinh doanh tại đây để thông báo việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Tuy bị quây rào nhưng một số doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường bên trong. |
Trong khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh tại đây đang có đơn kiến nghị về việc UBND quận Cầu Giấy quây rào các doanh nghiệp đang kinh doanh bình thường theo kiểu “ngăn sông, cấm chợ”.
Đại diện Cty CP Đầu tư xây lắp thương mại dịch vụ - Chủ đầu tư (CĐT) dự án cống hóa mương Nghĩa Đô cho rằng, các nhà hàng, nhà trưng bày không xây dựng trên mặt mương bởi thực tế mặt mương ban đầu chỉ rộng 7m, sau khi thay thế bằng cống hộp, bề mặt được rộng lên 22m.
Diện tích còn lại (đất liền thổ có được do mở rộng bề mặt mương đã được cấp phép xây dựng nhà 2 tầng) được giao cho thuê sản xuất kinh doanh.
“Sở TN&MT cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 50 năm, ghi rất rõ là đất dành cho sản xuất kinh doanh. Ở đây không có chuyện “xẻ thịt” đất kênh mương để kinh doanh sai mục đích”, đại diện CĐT khẳng định.
Nhiều doanh nghiệp cũng đặt câu hỏi: Hà Nội đề nghị thu hồi kênh mương nhưng không nói rõ sẽ thu hồi để làm gì? Nếu thu hồi rồi lại cho thuê để kinh doanh thì cũng không khác gì hiện nay.
Đề cập đến việc xử lý các sai phạm xảy ra ở dự án cống hóa mương Nghĩa Đô, ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, những vi phạm xảy ra ở khu vực này đã diễn ra từ lâu, dư luận cũng đã nhiều lần phản ánh nhưng không được các cấp chính quyền xem xét, xử lý thỏa đáng. Mãi đến gần đây, sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình thì việc xử lý mới được triệt để.
“Việc xử lý nghiêm minh các sai phạm là hết sức cần thiết. Bởi mục đích khi kiên cố cống hóa là làm bãi đỗ xe và công trình phụ trợ nhưng phần lớn diện tích đất mương lại được cho thuê xây dựng showroom, văn phòng, nhà hàng, một phần diện tích bị chuyển nhượng, diện tích đất dành cho trồng cây xanh lại sử dụng làm sân bê tông là sử dụng đất sai mục đích, vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và xây dựng.
Do đó, việc xử lý nghiêm các hạng mục công trình vi phạm, sử dụng không đúng mục đích tại khu vực cống hóa mương Nghĩa Đô là hoàn toàn phù hợp”, bà Khánh nói.
Tuy nhiên, theo bà Khánh, khi xử lý các sai phạm xảy ra ở dự án này cần phải xem xét, vì sao vi phạm xảy ra đã lâu nhưng đến nay mới được xem xét xử lý? Phải chăng các cấp chính quyền Nghĩa Đô, Cầu Giấy đã buông lỏng trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát? “Khi xử lý các vi phạm này cần phải làm rõ trách nhiệm của chính quyền để xử lý nghiêm minh, rút ra bài học kinh nghiệm”, bà Khánh đề nghị.
Ngoài ra, theo bà Khánh, đối với phần vi phạm, sử dụng sai mục đích thì phải cương quyết thu hồi và sử dụng đúng mục đích. Còn những phần hạng mục khác không vi phạm, không sử dụng đất sai mục đích thì nên để các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếp tục hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc là doanh nghiệp sai đến đâu thì xử lý đến đây, chính quyền sai đến đâu cũng xử lý đến đấy.
Các hạng mục mà không có sai phạm thì tiếp tục được hoạt động kinh doanh bình thường, bảo đảm hài hòa quyền của doanh nghiệp và các hộ kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Mương Phan Kế Bính: Từ địa điểm kinh doanh, buôn bán thành bãi trông xe
Sau khi các công trình vi phạm bị phá dỡ, dự án cống hóa mương Phan Kế Bính (Ba Đình, Hà Nội) đã trở thành ... |
Đô thị 21:30 | 25/10/2019
Nhà đất 21:07 | 25/10/2019
Đô thị 14:33 | 25/10/2019
Đô thị 06:29 | 25/10/2019
Đô thị 17:02 | 24/10/2019
Đô thị 08:49 | 24/10/2019
Đô thị 07:35 | 24/10/2019
Đô thị 07:23 | 24/10/2019