Xét xử 10 cựu lãnh đạo Navibank: Nguyên Giám đốc, Phó giám đốc Vietinbank vắng mặt dù được triệu tập

Tại phiên tòa hôm nay, ông Nguyễn Văn Sẽ (nguyên Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh), bà Nguyễn Thị Minh Hương (nguyên Phó giám đốc Vietinbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) vẫn vắng mặt dù được triệu tập. 

Ngày 28/2, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Navibank (nay là Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân - NCB).

10 bị cáo hầu tòa nguyên là cán bộ Navibank gồm: nguyên Tổng giám đốc Lê Quang Trí; các nguyên Phó Tổng giám đốc Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hùng Sơn và 6 người nguyên là trưởng các phòng, ban.

Vụ án này là một phần của vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó trưởng phòng Quản lý rủi ro, Ngân hàng VietinBank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong số 30 luật sư tham gia phiên tòa có đến 13 người bào chữa cho bị cáo Phạm Thị Thu Hiền (nguyên Trưởng phòng Pháp chế, thành viên Hội đồng tín dụng Navibank).

Phiên xử do thẩm phán Vũ Thanh Lâm (Phó Tòa Hình sự TAND TP HCM) làm chủ toạ, dự kiến kéo dài đến ngày 16/3.

xet xu 10 cuu lanh dao navibank nguyen giam doc pho giam doc vietinbank vang mat du duoc trieu tap
Quang cảnh phiên tòa xử các cựu lãnh đạo NaviBank sáng nay - Ảnh: Ngọc Hoa

Để phục vụ việc xét xử, HĐXX trích xuất Huyền Như và Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) tham gia với tư cách Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhân chứng.

Trước đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như đã hủy một phần bản án sơ thẩm để điều tra lại nhằm làm rõ hành vi của Huyền Như trong việc chiếm đoạt 1.285 tỷ đồng của một số công ty, cá nhân và ngân hàng. Đồng thời, bản án phúc thẩm đã kiến nghị Cơ quan điều tra làm rõ, xử lý trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong Ngân hàng Navibank vì đã ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè để hưởng lãi suất vượt trần, qua đó bị Huyền Như chiếm đoạt, gây thiệt hại cho Navibank. Sau khi điều tra, 10 cán bộ Navibank nêu trên bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tại phiên tòa hôm nay, hai bị cáo Huyền Như và Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè) bị trích xuất tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và nhân chứng. Ngoài ra, 11 cá nhân liên quan khác cũng bị triệu tập. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Sẽ (nguyên Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh), bà Nguyễn Thị Minh Hương (nguyên Phó giám đốc Vietinbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) vẫn vắng mặt dù được triệu tập.

Theo cáo trạng, để có tiền trả nợ vay do kinh doanh thua lỗ, từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên là Kiểm soát viên, Quyền Trưởng Phòng giao dịch Điện Biên Phủ chi nhánh Vietinbank TP Hồ Chí Minh) lấy danh nghĩa đi huy động tiền cho Vietinbank, để gặp gỡ một số cá nhân, đơn vị về việc nhận tiền gửi của họ với lãi suất cao.

Ngay sau khi các đơn vị, cá nhân chuyển tiền vào tài khoản thanh toán mở tại Vietinbank, Như đã lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, chuyển tiền đi trả nợ vay cá nhân của Như.

Với thủ đoạn nêu trên, đến tháng 9/2011, Huyền Như đã chiếm đoạt 3.986 tỷ đồng của các đơn vị, cá nhân chuyển vào gửi tại Vietinbank, trong đó có 200 tỷ đồng của Navibank.

Tại Bản án sơ thẩm ngày 27/1/2014 của TAND TP Hồ Chí Minh và Bản án phúc thẩm ngày 7/1/2015 của Toà phúc thẩm TAND Tối cao (nay là toà cấp cao) tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Huyền Như mức án tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, trong đó buộc Huyền Như có trách nhiệm bồi thường 200 tỷ đồng đã chiếm đoạt của Navibank; đồng thời kiến nghị CQĐT Bộ Công an làm rõ trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong Navibank đã ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các ngân hàng hưởng lãi suất vượt trần, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Thực hiện kiến nghị của Bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã nêu, kết quả điều tra đã làm rõ hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của 10 cán bộ Navibank.

Cụ thể: Khoảng tháng 10/2010, Huyền Như biết Navibank có chủ trương gửi tiền nhàn rỗi huy động được từ các tổ chức tín dụng để lấy lãi suất cao nên đã thông qua Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) thỏa thuận với đại diện Navibank là Đoàn Đăng Luật (nguyên Trưởng phòng nguồn vốn Navibank) về việc Navibank gửi tiền vào Vietinbank Nhà Bè với lãi suất cao, riêng lãi suất ngoài hợp đồng sẽ trả trước cho Navibank.

Theo thỏa thuận, lãi suất ghi trong hợp đồng là 14%/năm, lãi suất ngoài hợp đồng từ 2,5% đến 8,5%/năm. Phần lãi chênh lệch này được Huyền Như trả cho Navibank ngay sau khi ngân hàng này gửi tiền mà không đợi đến hạn thanh toán hợp đồng tiền gửi.

Có 14 nhân viên Navibank đứng tên trên các thủ tục vay tiền và gửi tiền, nhưng thực tế họ chỉ đứng tên trên thủ tục pháp lý, trước khi thực hiện họ đều biết chủ trương của lãnh đạo Navibank nên tự nguyện thực hiện mà không hưởng lợi gì.

Theo đó, từ ngày 19/11/2010 đến ngày 27/5/2011, Hội đồng tín dụng của Navibank dưới sự chủ trì của Lê Quang Trí đã chấp thuận 100% chủ trương cấp tín dụng 1.543 tỷ đồng cho 14 nhân viên của Navibank vay, sau đó số tiền này đem gửi vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và TP Hồ Chí Minh để lấy lãi suất cao.

Khi nhận 14 hồ sơ từ Navibank, Huyền Như không làm thủ tục mở tài khoản cho 14 nhân viên Navibank tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè theo quy định mà cho nhân viên của mình mang hồ sơ đến mở tài khoản tiền gửi tại Phòng Giao dịch Võ Văn Tần để lập các chứng từ giả, giả chữ ký của chủ tài khoản, chuyển tiền ra khỏi tài khoản của các nhân viên Navibank để sử dụng cá nhân, chiếm đoạt tiền của Navibank.

Tổng số tiền lãi suất Navibank thu được là gần 76 tỷ đồng, trong đó lãi chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 24 tỷ đồng. Tính đến ngày 7/9/2011, Navibank đã nhận 1.343 tỷ đồng tiền gốc, còn 200 tỷ đồng bị Huyền Như chiếm đoạt.

xet xu 10 cuu lanh dao navibank nguyen giam doc pho giam doc vietinbank vang mat du duoc trieu tap Vụ tiểu thương hắt tiết lợn: Tiểu thương tố chủ tịch huyện đánh phụ nữ

Liên quan đến vụ nữ tiểu thương hắt tiết lợn vào người chủ tịch huyện, nhiều người chứng kiến cho rằng, tại thời điểm xảy ...

chọn
Hà Nội: Hàng loạt dự án BĐS triển khai 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp nộp nhiều tỷ USD tiền sử dụng đất, tăng 600% so với cùng kỳ
Trong 6 tháng đầu năm 2025, hàng loạt dự án BĐS được khởi công, được giao đất… giúp nguồn thu ngân sách từ nhà, đất của Hà Nội tăng hơn 538% (riêng tiền sử dụng đất tăng hơn 600%) so với cùng kỳ và cao hơn nhiều so với cả năm 2024.