Ngày 7/5, TAND TP Hoà Bình mở phiên toà công khai xét xử sự cố y khoa làm 8 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong tại BVĐK tỉnh Hoà Bình. Do nhiều luật sư vắng mặt, phiên toà bị hoãn tới ngày 15/5 được mở lại.
Tới nay, phiên toà xét xử BS Hoàng Công Lương (SN 1986, đơn nguyên Thận nhân tạo, khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hoà Bình), Trần Văn Sơn (SN 1990, cán bộ phòng Vật tư, BVĐK tỉnh Hoà Bình) và Bùi Mạnh Quốc (SN 1986, Giám đốc Công ty xử lý nước Trâm Anh) đã trải qua 9 ngày làm việc.
Bị cáo Lương và Sơn bị truy tố vì tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; bị cáo Quốc bị truy tố tội Vô ý gây chết người. Sau 9 ngày xét xử, phiên toà đang dừng lại ở phần tranh luận.
Trong các phiên xét xử, với bị cáo Lương, nội dung liên quan đến việc phân công trách nhiệm cho bị cáo này liên tục được quan tâm làm rõ tại toà. Tại tất cả các phiên làm việc, bị cáo Hoàng Công Lương luôn cho rằng VKS truy tố bị cáo tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là không đúng.
Bị cáo Lương cho rằng anh chỉ là bác sĩ điều trị cho bệnh nhân, không được giao nhiệm vụ quản lý Đơn nguyên Thận nhân tạo và chưa từng nhận lương hay phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị.
Đồng thời, bị cáo Lương cũng luôn khẳng định không biết việc phải xét nghiệm nước RO theo tiêu chuẩn AAMI sau khi sục rửa. Bị cáo Lương cũng cho rằng sáng 29/5/2017, không nhận được bất kỳ cảnh báo nào của bên sửa chữa cũng như lãnh đạo bệnh viện liên quan đến thiết bị máy móc chạy thận. Bị cáo cũng nói không hề biết sửa chữa hạng mục nào, sử dụng hóa chất ra sao.
Ngày thứ 4 phiên xét xử (18/5), LS Nguyễn Trung (đại diện cho gia đình các nạn nhân) cho biết đã có thêm một nạn nhân tử vong, nâng tổng số người chạy thận chết lên 9 người.
Chiều ngày 21/5 (ngày làm việc thứ 5), ông Đinh Tiến Công, điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức tích cực (BVĐK tỉnh Hoà Bình), người được xác định là người có quyền, nghĩa vụ liên quan vụ án đã xuất hiện lần đầu tại toà. Ông Công là thư ký của các cuộc họp cuối năm tại khoa này.
Tại đây ông Công bất ngờ thay đổi lời khai so với quá trình điều tra. Ông Công khai đã viết thêm vào biên bản cuộc họp cuối năm về phân công nhiệm vụ cho BS Lương theo chỉ đạo của lãnh đạo khoa.
Những phiên xử sau, nhiều nhân chứng là các điều dưỡng tại khoa cũng thay đổi lời khai, cho rằng BS Lương không được phân công phụ trách đơn nguyên Thận nhân tạo. Nhiều gia đình nạn nhân tử vong sau sự cố chạy thận đã bày tỏ ý nguyện xin toà xử BS Lương vô tội, đồng thời xử giảm nhẹ tội cho bị cáo Quốc và Sơn.
Dù có nhiều lợi khai được cho là "có lợi", nhưng sau 6 ngày xét hỏi, sáng 23/5, VKS thành phố Hoà Bình đã đề nghị toà tuyên phạt Hoàng Công Lương 30-36 tháng tù, cho hưởng án treo về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; bị cáo Bùi Mạnh Quốc bị đề nghị mức án 5 -6 năm tù về tội Vô ý làm chết người; Trần Văn Sơn bị đề nghị án 4-5 năm tù giam.
Trước toà, bị cáo Lương vẫn cho rằng bản thân vô tội, không đồng ý với bản luận tội của VKS cũng như mức đề nghị án của VKS.
Từ chiều 23/5, phiên toà bước sang phần tranh luận. Một ngày sau, HĐXX thông tin chiều 23/5 LS Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bị cáo Lương) nộp cho HĐXX video có nội dung về “hợp đồng sửa chữa thiết bị ngày 28/5/2017 giữa bệnh viện và công ty Thiên Sơn đã được thanh lý”. Thẩm phán chủ toạ phiên toà Nghiêm Hoài Anh quyết định cho quay lại phần xét hỏi, vào chiều 24/5.
Tại phiên làm việc này, ông Trần Văn Thắng (nguyên trưởng phòng Vật tư thời điểm xảy ra vụ án) và 2 nhân chứng khác đã xuất hiện lần đầu tại toà, trả lời những câu hỏi của HĐXX và các luật sư.
Trước việc luật sư tung đoạn clip được cho là "sẽ làm thay đổi cơ bản bản chất vụ án", trong phiên toà sáng 25/5, đại diện VKS cho rằng nội dung không làm thay đổi hành vi của ba bị cáo nên vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố.
Một người có quyền và nghĩa vụ liên quan vụ án là ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hoà Bình - đã liên tục vắng mặt. Ông Dương uỷ quyền cho LS Quyền có mặt tại toà, nhưng vị này cũng chỉ duy nhất xuất hiện ngày 16/5, sau đó tiếp tục vắng.
Nhiều LS gay gắt đề nghị cần phải có sự có mặt của ông Dương. Có LS cho rằng phiên toà kéo dài, bế tắc là do không triệu tập được ông Dương. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng ông Dương được xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên "không cần thiết phải đến toà".
Tại phiên xử ngày 25/5, LS Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bị cáo Lương) khẳng định trong vụ án, Phòng Vật tư, Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình và Công ty Thiên Sơn đã không làm hết trách nhiệm, thông thầu, chọn nhà thầu kém chất lượng… để bị cáo Bùi Mạnh Quốc mang hóa chất không đủ chất lượng vào bệnh viện, dẫn tới sự cố nghiêm trọng.
Ngoài ra, vị luật sư đề nghị tòa khởi tố vụ án hình sự về các hành vi lợi dụng chức vụ, thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái, làm giả giấy tờ tài liệu với ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc BVĐK Hòa Bình, Trần Văn Thắng – nguyên Trưởng phòng Vật tư và ông Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Thiên Sơn.
Đối với công ty Thiên Sơn, LS Nguyễn Thị Đinh Hương, đại diện uỷ quyền của công ty trả lời khẳng định trước toà là có “hỗ trợ bằng tình cảm”, còn “không có trách nhiệm bồi thường” với các gia đình nạn nhân, vì công ty không có lỗi xảy ra hành vi nguy hiểm gây hậu quả nghiêm trọng khiến 9 người chết.
Trong những ngày xét xử, HĐXX cũng mời đại diện Bộ Y tế để làm rõ một số vấn đề liên quan trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Bị cáo Quốc vì lý do sức khỏe không tiếp tục phiên tòa. Đồng thời để tạo điều kiện cho các luật sư giao nộp tài liệu, nên tòa tạm dừng phiên xét xử trong buổi sáng này.
Bị cáo Lương lên trước bục khai báo, Tòa hỏi có ý kiến gì bổ sung không? Bị cáo đáp: Tôi không bổ sung gì.
Tòa đề nghị yêu cầu các luật sư bào chữa cho bị cáo lương giao nộp cho bàn thư ký. HĐXX hội ý trong 15 phút.
Luật sư Nguyễn Văn Đạt tiếp tục phần bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương:
Bộ phận trang thiết bị bộ Y tế biết rõ, khi biết ngày mai sẽ điều trị chạy thân cho bệnh nhân nhưng không kiểm tra.
Bị cáo Lương không có trách nhiệm nghiệm thu về mặt pháp lý, việc nghiệm thu là do 2 đơn vị sửa chữa.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả trên là do tồn dư hóa chất, việc này đã được kết luận.
Hành vi vủa BS Lương không xâm hại trực tiếp đến tính mạng của các nạn nhân.
Việc bác sĩ ra y lệnh để cấp cứu là hoàn toàn hợp lý là để tránh hậu quả nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Cho dừng chạy thận khi xảy ra sự cố là người có trách nhiệm.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả trên là do tồn dư hóa chất, việc này đã được kết luận.
Cơ quan chức năng cần phải có biện pháp buộc ông Dương phải có mặt tại tòa, một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, việc ông xuất cảnh không có bất kỳ cơ quan nào cản ông lại. Đồng thời xem xét trách nhiệm cơ quan tiến hành tố tụng tại sao để ông Dương ra nước ngoài.
Cơ quan chức năng cần phải có biện pháp buộc ông Dương phải có mặt tại tòa, một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, việc ông xuất cảnh không có bất kỳ cơ quan nào cản ông lại. Đồng thời xem xét trách nhiệm cơ quan tiến hành tố tụng tại sao để ông Dương ra nước ngoài.
Đây là vụ án cần phải làm nhiều việc, nhưng quá trình điều tra truy tố nhiều việc còn chưa làm được. Việc bỏ lọt tội phạm cần phải được làm sáng tỏ. Đề nghị HĐXX xem xét đánh giá một cách khách quan, đúng sự thật, tuyên BS hoàn toàn không có tội.
Luật sư Biên: Đồng quan điểm với các luật sư đồng nghiệp, bào chữa, bảo vệ quyền hợp pháp cho bị cáo Hoàng Công Lương.
Nên thay đổi về khái niệm “Sự cố y khoa” bởi nó liên quan đến nhiều vấn đề, mà phải thay là “sự cố bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị y tế”.
Đây là sự cố nghiêm trọng của nước nhà, nhưng những người ở tòa hôm nay chỉ là những người bác sĩ, những người bảo dưỡng, sửa chữa máy móc.
Cán bộ điều tra, KSV đã bỏ qua nhiều hoạt động, vi phạm nghiêm trọng quá trình tố tụng. Những tài liệu không tuân thủ pháp luật thì không phải là chứng cứ để buộc tội bác sĩ Hoàng Công Lương.
Biên bản đối chất giữa Điệp với Sơn không xác định là người làm chứng, bị hại hay ai. Trong khi đó theo quy định phải giải thích chức khi đối chất, phải giải thích rõ với người đối chất rằng họ đối chất với tư cách gì. Không làm vi phạm luật mà vi phạm luật thì không phải là biên bản hợp pháp, không phải chứng cứ buộc tội.
Phần sửa đổi hiện trường vụ án, không được cơ quan thu thập trực tiếp mà do bị cáo nhớ vẽ lại. Việc chụp ảnh bao nhiêu kiểu không ghi, ghi hình không nói thời gian bao lâu…. Vi phạm nghiêm trọng quá trình thu thập chứng cứ, các điều tra viên vi phạm, VKS nghiêm trọng quy định pháp luật.
Với những tập hồ sơ mà chúng tôi viện dẫn được điều tra viên, VKS thu thập đều vi phạm, không hợp pháp. Đề nghị HĐXX không xử dụng để làm tài liệu, chứng cứ buộc tội các bị cáo.
Nội dung của bản kết luận điều tra, và cáo trạng là đang nhầm lẫn về chủ thể đối với BS Lương vì BS là người được đào tạo để khám chữa bệnh cứu người, ngoài chức năng đó không có chức năng nào khác. Nhưng tại sao lại gắn trách nhiệm quản lý Đơn nguyên thận nhân tạo, chỉ nghe lời trình bày của ông Dương và ông Khiếu để buộc tội Hoàng Công Lương là thiếu căn cứ pháp luật.
Các quyết định xác định hạng ngạch lương, trách nhiệm bác sĩ của Hoàng Công Lương, xác định vị trí của Bác sĩ là ở đâu.
Không hiểu vì lý do gì lại bị khoác cho một trách nhiệm, một việc không được làm là hoàn toàn vô lý.
Luật sư nêu vấn đề mong muốn VKS tranh luận làm rõ: Nếu ông Dương không có hành vi thông đồng, mà chọn nhà thầu đủ năng lực thì hậu quả có xảy ra không?
Công ty Thiên Sơn bán thầu cho Công ty Trâm Anh khiến hậu quả xảy ra, vậy Giám đốc Thiên Sơn có mối quan hệ nhân quả với hậu quả xảy ra?
BS Hoàng Công Lương có mối quan hệ gì đến việc tồn dư hóa chất?
Có văn bản nào để VKS buộc BS Lương phải kiểm tra trang thiết bị trước khi ra y lệnh? Nếu có thì văn bản nào? Quyền hạn trưởng khoa trong việc phân công công việc có phải quyền hạn trước đây quản lý không?
Các lời khai, bản tự khai do điều tra viên, KSV vừa nêu không khách quan, không đúng quy định… có phải là chứng cứ buộc tội không?
Tại sao ông Dương, ông Thắng, ông Tuấn không bị khởi tố để làm rõ trong vụ án?
Luật sư Phúc tiếp tục phần bào chữa
Ở phiên tòa ông Khiếu cho rằng nếu là bác sĩ Lương ông sẽ chờ biên bản bàn giao, nhưng cũng tại tòa nhiều lời khai của ông cũng mâu thuẫn, ông Khiếu thừa nhận rằng trước đó chỉ cần gọi điện là có thể cho máy chạy, ông cũng thừa nhận chưa bao giờ máy móc ngừng nghỉ.
VKS và Công ty Thiên Sơn cho rằng, Đơn nguyên không chờ lấy kết quả xét nghiệm AAMI, ở đây chúng ta cần tìm những kiến thức chung. Ngay Bộ Y tế trước đó có trả lời nhầm lẫn, ở đây AAMI là bộ tiêu chuẩn, gồm khoảng hơn 60 trang bằng tiếng anh. Khi sử dụng chúng tôi phải dịch nghĩa chính xác nhất.
Để đạt chuẩn AAMI thì hệ thống cũng phải đạt chuẩn, từ than hoạt tính, đến các loại khác, chứ không phải chỉ nguyên nước… Do vậy chúng ta phải nhìn rõ.
Chúng ta cũng cần nhìn nhận lại lỗi đánh máy, cáo trạng số 05, VKS trích nguyên văn bản của Bộ Y tế là cực kì nguy hiểm. Ở đây Bộ Y tế đã sai chính tả, nhầm có thể do lỗi đánh máy, chứ cơ quan điều tra họ không sai. Bộ Y tế đã tự ý đã sửa chữa…
Bộ Y tế còn có câu, nếu không nghiên cứu kỹ sẽ gây nhầm lẫn. Nhưng chúng tôi đã nghiên cứu kỹ. Đến thời điểm này chúng ta chưa tìm ra nhà sản xuất. Chúng tôi đang hình dung có 3 nhà sản xuất, nhưng không có tiêu chuẩn nào, Bộ Y tế cũng chỉ trả lời chung.
Nghiên cứu bộ AAMI của Mỹ thì thấy rằng Bộ Y tế cũng chưa sâu sắc. Để đưa vào xét nghiệm AAMI việc đưa vào xét nghiệm, chứ không nói là xét nghiệm cái gì bởi có tới 25 chỉ số cần phải xét nghiệm. Nếu xét nghiệm 2 chỉ số vi sinh cuối cùng thì còn lại có 23 chỉ số khác. 2/25 chỉ số cần xét nghiệm, Bộ Y tế cũng chỉ nói là khuyến cáo. Bởi vậy khi xét nghiệm là bắt buộc phải xét nghiệm 25 chỉ số.
Các bên giao kết hợp đồng tôi cho rằng các bên còn non yếu, họ chưa phân biệt được cái gì là bắt buộc, cái gì là khuyến cáo. Cần đưa cái gì là bắt buộc. Chưa có một kiến thức chuẩn thì rất khó có thể đáp ứng được cộng đồng.
Một số người cho rằng không cần xét nghiệm AAMI, bởi liên quan đến thời gian hoạt động, thời gian chờ có thể vi khuẩn phát sinh trong các màng bám, như vậy lại cần phải xử lý. Người bệnh lại vất vả đi nơi khác.
Ông Vận trong lời trả lời tại phiên tòa rằng: Qua hàng chục lần sửa chữa, chưa có một lần nào phải dừng chạy thận cho bệnh nhân.
Việc xét nghiệm AAMI đã phải xét nghiệm ngay từ khi lắp động hệ thông RO số 2, đây là lỗi của bệnh viện.
Khi xảy ra sự việc, lúc đó các bên mới đi tìm tiêu chuẩn, khi đó chúng ta mới đưa ra xét nghiệm AAMI.
Đánh giá hậu quả thì phải dựa vào nguyên nhân, cơ quan điều tra cũng thu thập đủ kết luận của các hội đồng chuyên môn.
Chúng tôi cho rằng, sự việc không có lỗi của bác sĩ về mặt chuyên môn.
Vụ án có nhiều thiếu sót, hiện trường bị thay đổi. Một nhóm người sau khi xảy ra sự cố, có ý định tiệt trùng ở đường ống có mục đích gì? Tại sao khi đó không tập trung cứu người, có phải chăng là che giấu vết. Chúng tôi đề nghị xem xét. Trên Sơn và Quốc có người chỉ đạo.
Nếu ngay khi bệnh nhân có biểu hiện ngứa, thì đã có bệnh viện tuyến trên chỉ đạo, việc vệ sinh đường ống có phải là để chạy thận lại cho các bệnh nhân không? Hay là mục địch rửa đường ống nước có mục đích gì, cũng cần xem xét.
Các lời khai có sự mâu thuẫn khi rửa hệ thống, việc xóa dấu hết hiện trường, nhằm đổ lỗi cho bác sĩ thì phải xem xét kỹ.
Sau khi xảy ra sự cố, bệnh viện rất lâu mới báo cáo với cơ quan công an, cần xác định nguyên nhân tại sao báo cáo muộn. Có hay không có việc hợp thức hồ sơ vụ án, thanh lý hợp đồng….
Khi cơ quan công an vào cuộc thì hiện trường không còn nguyên.
Phiên tòa bắt đầu
Luật sư Chiến nói chuyện với gia đình nạn nhân trước khi vào phiên tòa |
Ngày 7/5, TAND TP Hoà Bình mở phiên toà công khai xét xử sự cố y khoa làm 8 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong tại BVĐK tỉnh Hoà Bình. Do nhiều luật sư vắng mặt, phiên toà bị hoãn tới ngày 15/5 được mở lại.
Tới nay, phiên toà xét xử BS Hoàng Công Lương (SN 1986, đơn nguyên Thận nhân tạo, khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hoà Bình), Trần Văn Sơn (SN 1990, cán bộ phòng Vật tư, BVĐK tỉnh Hoà Bình) và Bùi Mạnh Quốc (SN 1986, Giám đốc Công ty xử lý nước Trâm Anh) đã trải qua 9 ngày làm việc.
Bị cáo Lương và Sơn bị truy tố vì tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; bị cáo Quốc bị truy tố tội Vô ý gây chết người. Sau 9 ngày xét xử, phiên toà đang dừng lại ở phần tranh luận.
Trong các phiên xét xử, với bị cáo Lương, nội dung liên quan đến việc phân công trách nhiệm cho bị cáo này liên tục được quan tâm làm rõ tại toà. Tại tất cả các phiên làm việc, bị cáo Hoàng Công Lương luôn cho rằng VKS truy tố bị cáo tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là không đúng.
Bị cáo Lương cho rằng anh chỉ là bác sĩ điều trị cho bệnh nhân, không được giao nhiệm vụ quản lý Đơn nguyên Thận nhân tạo và chưa từng nhận lương hay phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị.
Đồng thời, bị cáo Lương cũng luôn khẳng định không biết việc phải xét nghiệm nước RO theo tiêu chuẩn AAMI sau khi sục rửa. Bị cáo Lương cũng cho rằng sáng 29/5/2017, không nhận được bất kỳ cảnh báo nào của bên sửa chữa cũng như lãnh đạo bệnh viện liên quan đến thiết bị máy móc chạy thận. Bị cáo cũng nói không hề biết sửa chữa hạng mục nào, sử dụng hóa chất ra sao.
Ngày thứ 4 phiên xét xử (18/5), LS Nguyễn Trung (đại diện cho gia đình các nạn nhân) cho biết đã có thêm một nạn nhân tử vong, nâng tổng số người chạy thận chết lên 9 người.
Chiều ngày 21/5 (ngày làm việc thứ 5), ông Đinh Tiến Công, điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức tích cực (BVĐK tỉnh Hoà Bình), người được xác định là người có quyền, nghĩa vụ liên quan vụ án đã xuất hiện lần đầu tại toà. Ông Công là thư ký của các cuộc họp cuối năm tại khoa này.
Tại đây ông Công bất ngờ thay đổi lời khai so với quá trình điều tra. Ông Công khai đã viết thêm vào biên bản cuộc họp cuối năm về phân công nhiệm vụ cho BS Lương theo chỉ đạo của lãnh đạo khoa.
Những phiên xử sau, nhiều nhân chứng là các điều dưỡng tại khoa cũng thay đổi lời khai, cho rằng BS Lương không được phân công phụ trách đơn nguyên Thận nhân tạo. Nhiều gia đình nạn nhân tử vong sau sự cố chạy thận đã bày tỏ ý nguyện xin toà xử BS Lương vô tội, đồng thời xử giảm nhẹ tội cho bị cáo Quốc và Sơn.
Dù có nhiều lợi khai được cho là "có lợi", nhưng sau 6 ngày xét hỏi, sáng 23/5, VKS thành phố Hoà Bình đã đề nghị toà tuyên phạt Hoàng Công Lương 30-36 tháng tù, cho hưởng án treo về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; bị cáo Bùi Mạnh Quốc bị đề nghị mức án 5 -6 năm tù về tội Vô ý làm chết người; Trần Văn Sơn bị đề nghị án 4-5 năm tù giam.
Trước toà, bị cáo Lương vẫn cho rằng bản thân vô tội, không đồng ý với bản luận tội của VKS cũng như mức đề nghị án của VKS.
Từ chiều 23/5, phiên toà bước sang phần tranh luận. Một ngày sau, HĐXX thông tin chiều 23/5 LS Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bị cáo Lương) nộp cho HĐXX video có nội dung về “hợp đồng sửa chữa thiết bị ngày 28/5/2017 giữa bệnh viện và công ty Thiên Sơn đã được thanh lý”. Thẩm phán chủ toạ phiên toà Nghiêm Hoài Anh quyết định cho quay lại phần xét hỏi, vào chiều 24/5.
Tại phiên làm việc này, ông Trần Văn Thắng (nguyên trưởng phòng Vật tư thời điểm xảy ra vụ án) và 2 nhân chứng khác đã xuất hiện lần đầu tại toà, trả lời những câu hỏi của HĐXX và các luật sư.
Trước việc luật sư tung đoạn clip được cho là "sẽ làm thay đổi cơ bản bản chất vụ án", trong phiên toà sáng 25/5, đại diện VKS cho rằng nội dung không làm thay đổi hành vi của ba bị cáo nên vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố.
Một người có quyền và nghĩa vụ liên quan vụ án là ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hoà Bình - đã liên tục vắng mặt. Ông Dương uỷ quyền cho LS Quyền có mặt tại toà, nhưng vị này cũng chỉ duy nhất xuất hiện ngày 16/5, sau đó tiếp tục vắng.
Nhiều LS gay gắt đề nghị cần phải có sự có mặt của ông Dương. Có LS cho rằng phiên toà kéo dài, bế tắc là do không triệu tập được ông Dương. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng ông Dương được xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên "không cần thiết phải đến toà".
Tại phiên xử ngày 25/5, LS Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bị cáo Lương) khẳng định trong vụ án, Phòng Vật tư, Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình và Công ty Thiên Sơn đã không làm hết trách nhiệm, thông thầu, chọn nhà thầu kém chất lượng… để bị cáo Bùi Mạnh Quốc mang hóa chất không đủ chất lượng vào bệnh viện, dẫn tới sự cố nghiêm trọng.
Ngoài ra, vị luật sư đề nghị tòa khởi tố vụ án hình sự về các hành vi lợi dụng chức vụ, thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái, làm giả giấy tờ tài liệu với ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc BVĐK Hòa Bình, Trần Văn Thắng – nguyên Trưởng phòng Vật tư và ông Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Thiên Sơn.
Đối với công ty Thiên Sơn, LS Nguyễn Thị Đinh Hương, đại diện uỷ quyền của công ty trả lời khẳng định trước toà là có “hỗ trợ bằng tình cảm”, còn “không có trách nhiệm bồi thường” với các gia đình nạn nhân, vì công ty không có lỗi xảy ra hành vi nguy hiểm gây hậu quả nghiêm trọng khiến 9 người chết.
Trong những ngày xét xử, HĐXX cũng mời đại diện Bộ Y tế để làm rõ một số vấn đề liên quan trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Pháp luật 07:15 | 19/01/2019
Pháp luật 13:28 | 17/01/2019
Pháp luật 23:05 | 13/01/2019
Pháp luật 00:43 | 13/10/2018
Pháp luật 00:37 | 25/08/2018
Pháp luật 00:29 | 25/08/2018
Pháp luật 05:02 | 24/08/2018
Pháp luật 09:57 | 09/07/2018