Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín sáng 26/5: 'Quan điểm của Ngân hàng vẫn yêu cầu Phương Trang trả nợ vay gốc và lãi'

Sáng nay (26/5), vụ án liên quan đến Ngân hàng Đại Tín tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra xét xử với phần bào chữa của các luật sư bên nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan,...
 
live xet xu vu an tai ngan hang dai tin sang 265 co dau hieu vi pham thu tuc to tung

Tại phiên tòa chiều 25/5, luật sư Nguyễn Thị Thanh Thảo đã tham gia trình bày phần bào chữa cho bị cáo Bùi Kim Loan. Luật sư Thảo cho rằng, không có cơ sở nào xác định bị cáo Loan là người thân tín, thư ký của bà Phấn mà chỉ là kế toán của cty Phú Mỹ.

Trình bày tại tòa, luật sư đưa ra những luận cứ chứng minh việc CQTT xác định bị cáo Loan và chồng tẩu tán tài sản đứng tên giúp bà Phấn trước khi bị khởi tố là chưa chính xác.

Thời gian bị cáo Loan bị bắt, bị cáo đang mang thai và có nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên, CQĐT vẫn tiến hành lấy lời khai và có dấu hiệu sai phạm.

Theo đó, luật sư đề nghị HĐXX xem xét lại tất cả những vấn đề mà luật sư đã trình bày để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Loan.

Liên quan đến các hành vi về căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch và 82 khoản vay của nhóm công ty Phương Trang, luật sư Thảo cho rằng, còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, đặc biệt về sổ nhật ký thu chi tiền mặt của Phương Trang. Theo đó, luật sư Thảo cho rằng, vai trò của bị cáo Loan chỉ là người làm công ăn lương, bị cáo làm theo đúng công việc của mình.

Từ đó, luật sư Thảo yêu cầu HĐXX làm rõ, xem xét lại tính chất hành vi của các bị cáo để không oan người vô tội và không bỏ lọt người vi phạm.

Trước đó, trong phần bào chữa ngày 24/5, Luật sư Trương Vĩnh Thủy (bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn) cho rằng, việc tòa nhận định xử vắng mặt bà Phấn "không gây trở ngại cho việc xét xử" là vi phạm Điều 290 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Từ giai đoạn bị khởi tố cho đến phiên tòa xét xử, bị cáo Hứa Thị Phấn phải nhập viện và điều trị nên điều tra viên không thể hỏi cung.

Luật sư Trương Thị Minh Thơ yêu cầu Hội đồng xét xử triệu tập điều tra viên, kiểm sát viên nhưng không được chấp nhận đồng thời đề nghị giám định băng ghi âm được cho là chứng cứ mới nói về về trò chuyện giữa bà Hứa Thị Phấn và một số lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Trang nhưng chưa được Viện Kiểm sát nhân dân xem xét thấu đáo.

Phiên tòa tiếp tục làm việc vào ngày mai (26/5) với phần bào chữa của các luật sư.

live xet xu vu an tai ngan hang dai tin sang 265 co dau hieu vi pham thu tuc to tung Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín: Sổ nhật ký thu chi tiền mặt của Công ty Phương Trang ghi gì?

Sổ nhật ký quỹ của Công ty Phương Trang (BL 032474 đến BL 033014) thể hiện nhóm Phương Trang rút tiền từ Trustbank trên 8.300 ...

11:31 10:51 10:44 10:36 10:24 09:58 09:10 08:39 07:14
11:31

Phiên tòa kết thúc

10:51

Luật sư đánh giá về giá trị pháp lý 'chứng cứ mới' mà Luật sư Trương Thị Minh Thơ xuất trình tại phiên tòa

Luật sư Hoài cho rằng, trong tố tụng hình sự, mọi sự kiện, tình tiết của vụ án phải được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét và giải quyết trên cơ sở chứng cứ, phải dựa vào chứng cứ để chứng minh những vấn đề trong vụ án hình sự. Chứng cứ là những thông tin, tài liệu, tình tiết được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án.

Luật sư Hoài đồng ý và cho rằng VKS TP HCM đã có những nhận định và đánh giá đúng về tính pháp lý của chiếc băng ghi âm. VKS TP HCM đánh giá về tính pháp lý của tài liệu đồ vật nói trên và các tài liệu này cũng không thỏa mãn các thuộc tính của chứng cứ bao gồm tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện nó phải được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định.

Trên cơ sở đó, luật sư trình bày quan điểm rằng, các tài liệu được coi là “chứng cứ mới” nói trên không phải là những thông tin, tài liệu, tình tiết có thật, liên quan đến vụ án, đã không được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập theo đúng trình tự, thủ tục.

Cần phải khẳng định, những thông tin, tài liệu mặc dù có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục của của Bộ luật tố tụng hình sự thì không được coi là chứng cứ.

Luật sư Hoài tiếp tục trình bày, một số luật sư bào chữa cho bà Hứa Thị Phấn đề cập nội dung file ghi âm, trong đó cho rằng ông Nguyễn Hữu Luận trao đổi về cách thức đối phó với Đoàn thanh tra NHNN.

Luật sư cho biết, thời điểm đó, việc chưa tiến hành đối chiếu công nợ của Công ty Phương Trang và các Công ty, cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh đã không làm rõ được số tiền thực nhận của Công ty Phương Trang.

Việc Đoàn Thanh tra NHNN tiến hành làm việc với các Công ty vẫn diễn ra bình thường cụ thể Đoàn Thanh tra Cơ quan TTGS NHNN làm việc với đại diện Công ty Thiên Tân, trong đó Đoàn Thanh tra đề nghị làm rõ một số nội dung liên quan việc góp vốn và nhận vốn góp, phương án sử dụng vốn góp, các khoản vay của Công ty tại các NH...

Đại diện Công ty Thiên Tân là ông Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Bá Triều cho biết Công ty chưa sẵn sàng làm việc với Đoàn Thanh tra vì Công ty đã đề nghị NH Đại Tín là bà Hứa Thị Phấn và ông Hoàng Văn Toàn tiến hành đối chiếu toàn bộ số liệu về các khoản nợ và lãi vay tại NH Đại Tín, nên Công ty chưa cung cấp được các tài liệu chứng minh theo yêu cầu.

Ngoài ra, Phương Trang cũng có văn bản gửi Đoàn Thanh tra Cơ quan TTGS NHNN và cho biết Công ty Phương Trang cùng các cá nhân, tổ chức HTKD có liên quan đang tiến hành đối chiếu, kiểm tra, rà soát lại các số liệu nên sẽ làm việc với Đoàn Thanh tra và NH Đại Tín CN SG sau khi Phương Trang và NH Đại Tín hoàn tất việc đối chiếu.

Liên quan tới chiếc xe ô tô Maybach, luật sư cho biết, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra lệnh kê biên, kê biên chiếc xe trên, cùng toàn bộ giấy tờ xe; tạm thời giao Công ty Thiên Tân quản lý cho đến khi có quyết định của Cơ quan có thẩm quyền.

Về căn hộ Sài Gòn Pearl, Công ty Phương Trang hiện đứng tên sở hữu hợp pháp của căn hộ trên. Ngoài việc bị can Phấn khai đổi căn hộ trên, lấy chiếc xe ôtô nhãn hiệu MayBach, không có tài liệu chứng cứ khác chứng minh.

Luật sư đề nghị Viện kiểm sát giám định lại đoạn băng ghi âm

Tại toà ngày 24/5, luật sư Trương Thị Minh Thơ đề nghị VKS phải cho giám định lại đoạn băng ghi âm được cho là chứng cứ mới bà cung cấp tại tòa hôm 16/5.

Cụ thể, tài liệu là file ghi âm được lưu trữ trong USB được cho là ghi lại cuộc nói chuyện giữa bị cáo Phấn với các ông: Nguyễn Hữu Luận (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Phương Trang), Phạm Đăng Quan (Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Phương Trang) và Trịnh Thanh Cao (người giới thiệu ông Luận gặp bà Phấn). Nội dung cuộc nói chuyện này thể hiện, đại diện Công ty Phương Trang thừa nhận khoản vay trên 9.000 tỉ đồng của công ty này tại Ngân hàng Đại Tín.

Theo luật sư Thơ, trong đoạn băng ghi âm, ông Luận là người nói nhiều nhất, lúc đề cập đến số tiền 9.000 tỷ đồng, lúc 10.000 tỷ đồng. Về chiếc xe Maybach, VKS cho rằng bà Phấn chiếm giữ chiếc xe này là trái pháp luật phải trả lại nhưng trong ghi âm có nhắc đến việc đưa xe và giấy tờ cho bà Phấn chuyển về Long An để dùng. Theo đó, trong mối quan hệ này, chiếc xe là của bà Phấn.

Tuy nhiên, tài liệu này đã bị VKS bác bỏ, không công nhận là chứng cứ. Luật sư Thơ đề nghị VKS phải cho giám định lại đoạn băng ghi âm vì cho rằng chứng cứ mới này chưa được xem xét thấu đáo.

Luật sư Thơ cũng cho rằng, việc giám định đoạn băng ghi âm còn để làm rõ nhiều nội dung liên quan. Người đàn ông tên Cao trong đoạn băng ghi âm được bà Phấn cho biết là công an, nên cần điều tra mối quan hệ giữa ông Cao, ông Luận trong việc cản trở quá trình điều tra của Ngân hàng Nhà nước và vụ án.

10:44

Theo kiến nghị của bà Hứa Thị Phấn và các ý kiến của bên bà Phấn nói rằng có mối quan hệ vay mượn cá nhân của ông Nguyễn Hữu Luận, Công ty Phương Trang và bị cáo Hứa Thị Phấn.

Luật sư đã dựa theo trình bày của bà Hứa Thị Phấn đã cho rằng cuối tháng 5/2010, Công ty Phương Trang gặp khó khăn tài chính nên đã vay tiền của bà Phấn để kinh doanh bất động sản và để trả nợ cho NH TMCP Sài Gòn, cũng như các NH khác.

Tại phiên tòa, luật sư Trương Thị Minh Thơ không chỉ đưa ra file không rõ nguồn gốc, được ghi âm lén lút cuộc trao đổi giữa bà Hứa Thị Phấn với ông Nguyễn Hữu Luận, cũng như đưa ra một số hình ảnh gặp gỡ, liệt kê một số khoản chi phí tặng hoa nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập NH Đại Tín, chi phí mời nhân viên NH Đại Tín đi nước ngoài, để cho rằng “có mối quan hệ tình cảm thân thiết” giữa bà Hứa Thị Phấn và ông Nguyễn Hữu Luận, thể hiện hai bên tặng cho qua lại chiếc xe MayBach và căn hộ penthouse…

Vậy cần hiểu thực chất mối quan hệ này như thế nào, có hay không việc vay mượn tiền cá nhân của ông Nguyễn Hữu Luận, Phạm Đăng Quan và Công ty Phương Trang với bị cáo Hứa Thị Phấn? Đây là vấn đề rất quan trọng cần được làm rõ để bật ra bản chất sự thật.

Luật sư trình bày, xuyên suốt trong quá trình điều tra, ông Nguyễn Hữu Luận, Phạm Đăng Quan đã trình bày rất rõ với CQĐT về bản chất mối quan hệ này.

Theo đó, ông Nguyễn Hữu Luận cho biết thông qua giới thiệu của ông Trịnh Thanh Cao, Công ty Phương Trang có quan hệ tín dụng với NH Đại Tín mà bà Hứa Thị Phấn là một cổ đông có tỷ lệ góp vốn lớn. Trong hồ sơ vụ án, ông Luận tiếp tục khẳng định có chủ trương vay tiền của NH Đại Tín, không có chủ trương vay tiền của cá nhân bà Hứa Thị Phấn.

Bên bà Hứa Thị Phấn cho rằng, việc cho ông Nguyễn Hữu Luận vay mượn tiền cá nhân nhằm hỗ trợ giải ngân các khoản nợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Liên quan vấn đề này, Ngân hàng TMCP Sài Hòn khẳng định bà Hứa Thị Phấn không có liên quan đến việc tất toán các khoản cấp tín dụng của Công ty Phương Trang, cùng các Công ty và cá nhân có quan hệ hợp tác với Công ty Phương Trang có quan hệ phát sinh quan hệ tín dụng tại SCB từ năm 2010 đến tháng 2/2012.

10:36

Ông Phạm Đăng Quan đã được ông Trịnh Thanh Cao giới thiệu và liên hệ với Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) để đặt vấn đề quan hệ tín dụng

Luật sư Phan Trung Hoài bảo vệ cho công ty Phương Trang

Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín: Sổ nhật ký thu chi tiền mặt của Công ty Phương Trang ghi gì? Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín: Sổ nhật ký thu chi tiền mặt của Công ty Phương Trang ghi gì?

Sổ nhật ký quỹ của Công ty Phương Trang (BL 032474 đến BL 033014) thể hiện nhóm Phương Trang rút tiền từ Trustbank trên 8.300 ...

Chúng tôi nhận thức đây là vụ án đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến NH Đại Tín. Luật sư đồng ý với KLĐT và đánh giá cao với những gì mà VKS đã đưa ra.

Luật sư trình bày về bối cảnh của Công ty Phương Trang và các cá nhân, tổ chức liên quan về phát sinh mối quan hệ tín dụng với NH Đại Tín.

Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Trang có lịch sử hình thành và phát triển trên 15 năm, hoạt động chính trong lĩnh vực mua bán xe ô tô, vận tải hành khách với hơn 2.000 đầu xe các loại và trên 6.000 nhân viên, kinh doanh bất động sản, có nhiều bất động sản và cơ sở dịch vụ, du lịch, khách sạn/khu nghỉ dưỡng, đặc biệt là các dự án bất động sản ở nhiều địa phương trên cả nước, có nhu cầu và phát sinh quan hệ tín dụng, nhận được sự hỗ trợ rất lớn của các định chế tài chính.

Công ty Cổ phần đầu tư Phương Trang và các Công ty, cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh đã đến NH Đại Tín để vay tiền đầu tư và phát triển kinh doanh. Ông Phạm Đăng Quan - là người được Công ty Phương Trang phân công làm nhiệm vụ giao dịch đã được ông Trịnh Thanh Cao giới thiệu và liên hệ với Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) để đặt vấn đề quan hệ tín dụng.

Bên Ngân hàng có tổ chức cuộc họp gồm các ông Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam, Ngô Trí Đức và bà Hứa Thị Phấn (chủ trì cuộc họp), Bùi Thị Kim Loan họp để xem xét nhu cầu vay vốn của Công ty Phương Trang các Công ty, cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh để tiến tới quan hệ hợp tác toàn diện.

Thực tế trong quá trình làm việc với NH Đại Tín, ông Nguyễn Hữu Luận và các nhân viên Công ty Phương Trang chỉ biết bà Hứa Thị Phấn là cổ đông lớn nhất là chủ ngân hàng nắm quyền chi phối mọi hoạt động và là chủ của TrustBank (chiếm 84,92% cổ phần), đồng thời là cố vấn ngân hàng, thành viên quan trọng số một đứng đầu Hội đồng tín dụng, là người chủ thật sự của NH Đại Tín, chuyên xét duyệt các khoản cho vay của NH Đại Tín, không thể phủ nhận sự thật khách quan này.

Luật sư trình bày, thực tế công ty Phương Trang nhận được số tiền giải ngân ít hơn rất nhiều so với các khoản vay, phát hành trái phiếu. Theo luật sư, điều quan trong nhất tại tòa là đánh giá chứng cứ và đưa ra sự thật khách quan.

Quá trình khiếu nại tố cáo rất gian nan, nên phải trải qua 6 năm nên đến bây giờ vụ án mới được đưa ra xét xử.

Công ty Phương Trang phải đối diện với kết luận của thanh tra giám sát, khi tiếp nhận và tiến hành thanh tra, TT giám sát đã chưa làm hết trách nhiệm của mình, vẫn ghi số phần nợ gốc của Phương Trang 9.400 tỷ đồng, việc này ảnh hưởng đến hiểu sai bản chất của số tiền thực nhận của Phương Trang với Đại Tín.

Luật sư đề nghị HĐXX cần đánh giá về các vấn đề liên quan đến bối cảnh khi Phương Trang đến vay NH Đai Tín.

10:24

Đại diện Phương Trang

Công ty CP Đầu tư Phương Trang cùng các cá nhân có hợp tác với Phương Trang đã có nộp các ý kiến cho HĐXX và VKS.

Về việc xác nhận số tiền thực nhận, chúng tôi đề nghị vẫn xem xét số tiền 3.936 tỷ đồng.

Công ty Phương Trang và những cá nhân có quan hệ hợp tác làm ăn với Phương Trang cũng đã phải chịu nhiều thiệt hại trong 6 năm qua. Theo đại diện Phương Trang, tổng thiệt hại đã tính toán trong 6 năm qua 4.232 tỷ đồng.

Yêu cầu giải tỏa các tài sản thế chấp đang bị kê biên: Tất cả các khoản nào hội đồng tín dụng đã xác định thực nợ bằng 0, chúng tôi sẽ để lại tài sản tưng ứng với số tiền 5.200 tỷ đồng, còn lại đề nghị giải tỏa kê biên cho chúng tôi.

09:58

Ông Trần Văn Cần, đại diện Công ty Thiết điện Việt Nam:

Có mặt tại tòa, đại diện công ty Thiết bị điện VN trình bày, ngày 12/10/2007, Công ty có ký hợp đồng góp vốn liên doanh với công ty Huệ Tâm 310 tỷ đồng (Ngô Kim Huệ làm người đại diện pháp luật). Tuy nhiên, đến 2010 bà Huệ vấn chưa hoàn thành thủ tục chuyển nhượng đất để thực hiện dựa án nên công ty đã đề nghị thanh lý hợp đồng và bồi thường 20%.

Sau khi thương lượng, bà Huệ sẽ trả lại 400 tỷ đồng bao gồm cả tiền thiệt hại trong 3 đợt. Tuy nhiên, bà Huệ trả trong vòng 4 đợt, ngày thanh toán chậm hơn ngày thanh lý trong hợp đồng. Công ty đã nhận được 400 tỷ đồng từ bà Huệ, nhưng không biết nguồn tiền đến từ đâu. Đại diện cho biết, dòng tiền này đã trả nợ ngân hàng, trả cho các trái chủ.

Theo đó, phía công ty thiết bị điện VN đề nghị HĐXX xem xét không đề nghị hoàn trả lại số tiền trên.

09:10

Yêu cầu nhóm Phương Trang bồi hoàn hơn 27.000 tỷ đồng

Luật sư bảo vệ quyền lợi cho CB

Lliên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản và nâng khống căn nhà sô 5 Phạm Ngọc Thạch, luật sư đề nghị giải tỏa và giao cho Ngân hàng.

Đối với nhận định của CQTT về hành vi của bà Phấn liên quan đến căn nhà chúng tôi không có ý kiến.

Về vấn đề về dân sự, theo nhận định của CQTT việc mua bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch vi phạm pháp luật do quyết định mua tài sản có giá trị trên 42% vốn điều lệ của NH mà không qua đại hội đồng cổ đông và mua tài sản cố định vượt quá 50% vốn đều lệ và phí dự trữ bổ sung vốn điều lệ của NH.

Chúng tôi cho rằng, tại thời điểm mua bán căn nhà này theo hợp đồng là 1.256 tỷ đồng chiếm hơn 42% vốn điều lệ của Đại Tín, đã vượt quá 50% vốn đều lệ và phí dự trữ bổ sung vốn điều lệ của NH nên chúng tôi đề nghị HĐXX xem xét quyết định của PL và chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn dân sự trong vụ án.

Về việc xử lý căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, do yêu cầu bà Phấn bồi thường lớn hơn nhiều với giá hiện tại của căn nhà theo định giá là 154 tỷ đồng nên theo kết luận giám định hiện nay NH đang quản lý và sử dụng căn nhà nên đề nghị hđxx giao căn nhà cho ngân hàng để làm tài sản khấu trừ, hoàn trả của bà Phấn cho NH. Như vậy bà Phấn phải hoàn trả thêm số tiền con thiếu cho NH là 1.105 tỷ đồng.

Luật sư Nguyễn Xuân Anh bảo vệ quyền lợi cho CB

Liên quan đến hành vi cố ý làm trái của bà Phấn và các đồng phạm.

Toàn bộ hồ sơ tài liệu có trong vụ án đều cho rằng 16.486 tỷ đồng Đại Tín đã giải ngân cho 82 khoản vay, 1 khoản nợ bắt buộc và 1 khoản phát hành trái phiếu nhưng nhóm Phương Trang chỉ thực nhận số tiến 3,936 tỷ đồng và chịu trách nhiệm thanh toán số tiền này chưa tính lãi.

Số tiền còn lại hơn 5.400 tỷ đồng bị đẩy dư nợ nhóm Phương Trang lên cao và nguy cơ không thu hồi được, gây thiệt hại cho NH Xây dựng. Theo luật sư, nhận định này chưa được đầy đủ.

Về tiền giải ngân đã lại bỏ 1 phần trách nhiệm trả nợ của công ty PT, biến dư nợ này thành thiệt hại cho CB chưa đúng với diễn biến thực tế vụ việc và chưa hoàn toàn đúng các quy định PL về NH.

Quan điểm cho rằng, riêng biệt từng tổ chức cá nhân thì phải chiu trách nhiệm độc lập về việc trả nợ cho CB, toàn bộ số dư nợ gốc phát sinh của hội đồng tín dụng đã ký là 9.437 tỷ đồng và dư nợ lãi tính đến ngày 15/11/2017 là 16.504 tỷ đồng và tính đến 7/5/2018 là 27.220 tỷ đồng.

Hồ sơ thể hiện là công ty Phương Trang và các công ty cá nhân phải chịu trách nhiệm độc lập cho từng hợp đồng.

Liên quan đến việc giải ngân, CB đã giải ngân đúng, đầy đủ các khoảm vay cho các khách hàng vay. Theo tài liệu hồ sơ, dòng lưu chuyển tiền của 82 khoản vay và 1 khỏan nợ bắt buộc của nhóm Phương Trang thì dòng lưu chuyển tiền của mỗi khoản vay là giống nhau và được phân chia thành 3 giai đoạn bất biến.

Giai đoạn 1: NH Đại Tín đã giải ngân cho các khoản này theo các hợp đồng tín dụng, căn cứ vào hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, chứng từ giải ngân thì 82 khoản vay đều được giải ngân đúng, đầy đủ tiền vay vào tài khoản của khách hàng.

Việc NH giải ngân vào tài khoản của khách hàng vay cũng đã được ghi nhận qua mô tả về dòng tiền và được hệ thông NH ghi nhận, ghi trên tài khoản của khách hàng. Đồng nghĩa với việc khách hàng đã nhận được tiền vay và có quyền sử dụng tiền này.

Giai đoạn 2: Khách hàng vay sử dụng khoản vay sau khi được NH giải ngân vào tài khoản của mình, 82 khoản vay đều được các khách hàng vay chuyển cho bên thứ 3 bằng hình thức chuyển khoản, bằng lệnh ủy nhiệm chi.

Theo luật sư NH Đại Tín không tham gia chuyển tiền cho bên thứ 3 mà chỉ giải ngân cho khác hàng vay. Nếu giao dịch giữa bên thứ 3 và khách có tranh chấp thì đây là tranh chấp giữa khách hàng vay với bên thứ 3 chứ không liên quan đến khoản nợ mà NH đã giải ngân cho khách hàng vay.

Giai đoạn 3: Bên thứ 3 rút tiền và sử dụng tiền, sau khi khách hàng vay chuyển tài khoản vào bên thứ 3 thì bên thứ 3 đồng thời thực hiện nhiều giao dịch rút, nộp bằng séc, phiếu thu, giấy nộp tiền ... để lấy tiền mặt ra sử dụng 1 phần hoặc toàn bộ tiền mục đích khác nhau. Trong đó có việc trả nợ gốc và lãi cho 1 số các nhân của Phương Trang và cả nhóm Phú Mỹ.

Về vai trò của bà Phấn, luật sư đưa ra luận cứ chứng minh bác bỏ quan điểm của VKS cho rằng bà Phấn lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài. Theo luật sư, bà Phấn không có chức vụ, quyền hạn tại Ngân hàng Đại Tín và bà chỉ là cố vấn của Ngân hàng theo luật TCTD.

Do đó bà Phấn giao dịch với tư cách cá nhân, không phải đại diện của Ngân hàng. Việc lẫn lộn tư cách bà Phấn với đại diện Pháp luật Ngân hàng dẫn đến thiệt hại cho Ngân hàng.

Luật sư đề nghị xác định lại thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín, đòi nhóm Phương Trang bồi hoàn hơn 27.000 tỷ đồng trong đó nợ gốc hơn 9.400 tỷ đồng. Kính mong HĐXX lưu tâm, bảo vệ lợi ích chính đáng cho ngân hàng CB.

Luật sư Phạm Anh Vũ, bảo vệ lợi ích hợp pháp của CB trình bày rõ khoản vay của Nhóm Phương Trang xin bổ sung:

Đối với 2.000 trái phiếu Trường Vỹ, Ngân hàng đã giải ngân qua 2 ủy nhiệm chi vào tài khoản Công ty Đầu Tư Phương Trang, Nhóm Phú Mỹ. Luật sư đề nghị làm rõ vấn đề vì có chứa đựng nhiều mâu thuẫn khi Phương Trang nói chưa nhận được đồng nào.

“Chúng tôi chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa đầy đủ là không có căn cứ, bởi đây là không đúng bản chất vấn đề, tạo tiền lệ xấu cho hệ thông ngân hàng”, luật sư cho biết và đề nghị HĐXX xem xét vấn đề kỹ lượng.

08:39

Đại diện CB yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan trả nợ

Đại diện NH CB với tư cách là nguyên đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan

Liên quan đến hành vi mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, CB đề nghị HĐXX chấp nhận đơn yêu cầu của CB.

Liên quan đến các khoản nợ của cá nhân mà HĐXX xác định là nhóm Phương Trang, CB đề nghị buộc các khách hàng vay và các bên liên quan: bên bảo đảm, bên bảo lãnh khoản vay phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán các khoản vay cho CB số tiền hơn 27.220 tỷ đồng. Trong đó nợ gốc là hơn 9.400 tỷ đồng và lãi 17.700 tỷ đồng phát sinh theo các HĐTD, phát hành trái phiếu, các khoản vay bắt buộc theo bảng kê chi tiểt.

Buộc các tổ chức và cá nhân trên tiếp tục trả các khoản lãi phát sinh trên tổng số dư nợ cho đến khi trả hết khoản nợ phát sinh theo hồ sơ tín dụng tại NH.

Tuyên giải tỏa kê biên, giao toàn bộ tài sản mà các cá nhân, tổ chức trên đã thế chấp, bảo lãnh cho các khoản vay để NH CB tự phát mãi, thu hồi toàn bộ các khoản nợ gốc này. Trong trường hợp số tiền thu được từ các khoản phát mãi này không đủ để trả nợ cho NH, các tổ chức cá nhân trên phải tiếp tục thực hiện trả nợ cho NH CB cho đến khi thanh toán xong.

Đối với các tài sản khác liên quan trong vụ án bị kê biên phong tỏa, đề nghị HĐXX tuyên giải tỏa giao lại cho NH CB để tự phát mãi hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án phát mãi để thu hồi các khoản nợ.

Bà Phấn phải chịu trách nhiệm theo bản án hình sơ thẩm và phúc thẩm trong giai đoạn 1 vụ án Phạm Công Danh. Các nghĩa vụ có liên quan khác trong vụ án này, các nghĩa vụ khác của bà Phấn và các bên liên quan phải trả nợ cho CB theo các thỏa thuận đã ký với CB.

Trên cơ sở xác định sự thật của vụ án phải sự phán quyết công mình và có cân nhắc giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo nguyên là các lãnh đạo, nhân viên của NH Đạo Tín cũ. Họ đều là những người có lý lịch thân nhân tốt, trong thời gian công tác tại NH đều chấp hành tốt kỷ luật lao động,.. các bị cáo đều là người lao động làm công ăn lương,...

CB nêu một số vấn đề: đề nghị xem xét phần nội dung trang 55 cáo trạng, khi có nhắc đến tội danh của bà Phấn liên quan đến hành vi chiếm đoạt. Vì khi vụ án này đang truy tố bà Phấn liên quan đến khoản nợ của nhóm Phương Trang thì xác định là cố ý làm trái nhưng trong cáo trạng lại nêu vấn đề làm rõ tội danh của bà Phấn. Theo CB tội danh ảnh hưởng đến bản chất vụ án.

Liên quan đến khoản tiền hiện nay đang có số liệu khác nhau, đề nghị HĐXX xem xét đến khái niệm giải ngân và khái niệm sử dụng dịch vụ thanh toán tại NH. CB khẳng định NH đã giải ngân đầy đủ số tiền hơn 16.000 tỷ đồng theo khái niệm giải ngân.

Số tiền 3.900 tỷ đồng mà Phương Trang thừa nhận đã nhận và số tiền 5.200 tỷ đồng xác định là các bị cáo chiếm đoạt đã được làm rõ, hiện nay chỉ còn só tiền hơn 7.000 tỷ đồng được xem là dùng đảo nợ, chúng tôi cho rằng những con số này đều là thật. Vì vậy chứng tỏ số tiền NH giải ngân là thật.

Có 2 chứng cứ liên quan đến vụ án: thứ nhất là các chứng cứ liên quan đến các hồ sơ vay vốn và giải ngân cho khách hàng nên CB chỉ xem xét hồ sơ này vì từ trước đến nay chưa thể hiện hồ sơ nào là giả mạo. Hoạt động cho vay của Đại Tín thời điểm đó chưa vi phạm hoạt động cho vay.

Đề nghị xem xét chứng cứ về tài liệu vật chất là hồ sơ với tuyến chứng cứ là các lời khai của bị cáo, người liên quan vì có sự vênh nhau rất nhiều.

Xem xét liên quan đến những tổ chức cá nhân nhóm Phương Trang, thì HĐXX có triệu tập những người này đến tòa. Tuy nhiên, theo hồ sơ, ngoài nhóm Phương Trang thì số 5.200 tỷ đồng được tất toán và chuyển cho nhiều tổ chức cá nhân của nhóm Phú Mỹ, những lại không có đại diện nhóm Phú Mỹ tham gia phiên tòa. CB đề nghị xem xét.

07:14
live xet xu vu an tai ngan hang dai tin sang 265 co dau hieu vi pham thu tuc to tung
Bị cáo Bùi Kim Loan

Tại phiên tòa chiều 25/5, luật sư Nguyễn Thị Thanh Thảo đã tham gia trình bày phần bào chữa cho bị cáo Bùi Kim Loan. Luật sư Thảo cho rằng, không có cơ sở nào xác định bị cáo Loan là người thân tín, thư ký của bà Phấn mà chỉ là kế toán của cty Phú Mỹ.

Trình bày tại tòa, luật sư đưa ra những luận cứ chứng minh việc CQTT xác định bị cáo Loan và chồng tẩu tán tài sản đứng tên giúp bà Phấn trước khi bị khởi tố là chưa chính xác.

Thời gian bị cáo Loan bị bắt, bị cáo đang mang thai và có nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên, CQĐT vẫn tiến hành lấy lời khai và có dấu hiệu sai phạm.

Theo đó, luật sư đề nghị HĐXX xem xét lại tất cả những vấn đề mà luật sư đã trình bày để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Loan.

Liên quan đến các hành vi về căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch và 82 khoản vay của nhóm công ty Phương Trang, luật sư Thảo cho rằng, còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, đặc biệt về sổ nhật ký thu chi tiền mặt của Phương Trang. Theo đó, luật sư Thảo cho rằng, vai trò của bị cáo Loan chỉ là người làm công ăn lương, bị cáo làm theo đúng công việc của mình.

Từ đó, luật sư Thảo yêu cầu HĐXX làm rõ, xem xét lại tính chất hành vi của các bị cáo để không oan người vô tội và không bỏ lọt người vi phạm.

Trước đó, trong phần bào chữa ngày 24/5, Luật sư Trương Vĩnh Thủy (bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn) cho rằng, việc tòa nhận định xử vắng mặt bà Phấn "không gây trở ngại cho việc xét xử" là vi phạm Điều 290 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Từ giai đoạn bị khởi tố cho đến phiên tòa xét xử, bị cáo Hứa Thị Phấn phải nhập viện và điều trị nên điều tra viên không thể hỏi cung.

Luật sư Trương Thị Minh Thơ yêu cầu Hội đồng xét xử triệu tập điều tra viên, kiểm sát viên nhưng không được chấp nhận đồng thời đề nghị giám định băng ghi âm được cho là chứng cứ mới nói về về trò chuyện giữa bà Hứa Thị Phấn và một số lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Trang nhưng chưa được Viện Kiểm sát nhân dân xem xét thấu đáo.

Phiên tòa tiếp tục làm việc vào hôm nay (26/5) với phần bào chữa của các luật sư.

Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín: Sổ nhật ký thu chi tiền mặt của Công ty Phương Trang ghi gì? Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín: Sổ nhật ký thu chi tiền mặt của Công ty Phương Trang ghi gì?

Sổ nhật ký quỹ của Công ty Phương Trang (BL 032474 đến BL 033014) thể hiện nhóm Phương Trang rút tiền từ Trustbank trên 8.300 ...

Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín: Vì sao bị cáo Loan mới sinh con được 3 tuần nhưng vẫn nhất quyết đến tòa? Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín: Vì sao bị cáo Loan mới sinh con được 3 tuần nhưng vẫn nhất quyết đến tòa?

Theo luật sư Thảo, nếu chị Loan vắng mặt thì việc trực tiếp tiếp nhận những diễn biến tại tòa sẽ không được đầy đủ, ...

Vũ 'nhôm' liên quan gì tới vụ án tại Ngân hàng Đại Tín? Vũ 'nhôm' liên quan gì tới vụ án tại Ngân hàng Đại Tín?

Một công ty con của Công ty CP Đầu tư Phương Trang sau khi nhận tiền vay của TrustBank đã chuyển trả 30 tỉ đồng ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.