Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay TP.HCM, sẽ bắn pháo hoa tại 2 địa điểm là đầu đường hầm sông Sài Gòn và công viên Văn hóa Đầm Sen – thông tin trên báo Zing. Do đó, nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đã lựa chọn Sài Gòn là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 2/9.
Với kỳ nghỉ lễ 3 ngày, bạn có thể tự lên lịch trình cho mình với những điểm đến lý tưởng được xem là dấu ấn rất riêng của Sài Gòn cho những ai lần đầu ghé chân đến mảnh đất nhộn nhịp, sôi động này.
1. Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà là thánh đường đẹp nhất của giáo phận Sài Gòn với nét kiến trúc độc đáo .Toàn bộ màu tường đến mái ngói đều có màu đỏ gạch nung, bên trong nổi bật với 56 cửa kính mô tả các nhân vật sự kiện trong Thánh kinh, 31 hình bông hồng tròn, bệ thờ được chia làm 3 khoang được chạm khắc những nét tinh xảo, điêu luyện.
Nhà thờ Đức Bà. Ảnh: Internet. |
2. Bưu điện Trung tâm Sài Gòn
Bất kỳ ai lần đầu đến Sài Gòn đều ghé thăm bưu điện Trung tâm Sài Gòn, bởi đây được xem là một trong những công trình kiến trúc mang phong cách Châu Âu kết hợp với nét trang trí mềm mại của Châu Á. Được hoàn thành vào năm 189, bưu điện được tọa lạc trên gò đất cao bên hông Vương cung Thánh đường, phía sau là đường Hai Bà Trưng.
3. Đường sách Nguyễn Văn Bình
Tọa lạc ngay bên cạnh Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện thành phố ở quận 1, đường sách Nguyễn Văn Bình là điểm đến của những người yêu đọc sách. Đây là con đường sách phức hợp đầu tiên của Việt Nam được xây dựng với không gian mở, giúp du khách tự do tham quan và thưởng thức nét văn hóa đọc của người Sài Gòn.
Đường sách Nguyễn Văn Bình thu hút giới trẻ, đặc biệt những người yêu văn hóa đọc. Ảnh: Facebook Đường Sách Nguyễn Văn Bình. |
4. Nhà hát thành phố
Cũng giống như nhà hát lớn Hà Nội, Sài Gòn cũng có nhà hát thành phố mang đúng nét đặc trưng rất riêng của một thành phố nhộn nhịp và sôi động. Nằm ở cuối đường Lê Lợi (quận 1, TP HCM), nhà hát được xây dựng vào năm 1897 theo phong cách kiến trúc tân cổ điển. Nhà hát mang nét cổ kính, uy nghi với một trệt, hai tầng lầu và 1.800 ghế, hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại.
5. Phố đi bộ Nguyễn Huệ
Phố đi bộ Nguyễn Huệ gồm 2 phân đoạn: Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Lê Lợi và quảng trường Nguyễn Huệ từ đường Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng. Công trình có nhiều hạng mục như: đèn chiếu sáng, đài phun nước tạo cảnh quang, cây xanh... với nhiều hoạt động vui chơi của dành cho giới trẻ.
6. Phố Tây
Là tên gọi quen thuộc của người dân và khách du lịch về khu Phạm Ngũ Lão, Bùi viện, Đề Thám... Đây là khu vực được đưa vào danh mục những nơi không thể không ghé qua khi đến Sài Gòn bởi sự nhộn nhịp, tấp nấp và không gian mở xích mọi người lại gần nhau hơn.
Ảnh: Baomoi. |
7. Chợ Bến Thành
Là một trong những ngôi chợ nổi tiếng và tiêu biểu của Sài Gòn. Hàng hóa ở đây rất đa dạng về mẫu mã và phong phú về chất lượng. Tuy nhiên, phần lớn khách đến đây là người nước ngoài nên có giá khá cao.
8. Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập hay còn gọi là dinh Thống Nhất tọa lạc trên mảnh đất rộng 15ha ngay giữa trung tâm thành phố. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của nước nhà.
9. Khu du lịch suối Tiên
Nằm ở cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, cách trung tâm thành phố Sài Gòn 19km, đây là điểm vui chơi giải trí thu hút nhiều khách du lịch. Suối Tiên còn là nơi giáo dục văn hóa của dân tộc và tư tưởng đạo học phương Ðông.
Ảnh: Khu du lịch Suối Tiên. |
10. Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi cách thành phố 70km về phía Tây Bắc, là công trình nằm sâu trong lòng đất bao gồm hai điểm:
Địa đạo Bến Dược: Căn cứ Khu ủy & Quân khu Sài Gòn – Gia Định được bảo tồn tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.
Khu vực trưng bày trong địa đạo Củ Chi. Ảnh: Lê Anh Tuấn - Lê Quân. |
Địa đạo Bến Đình: căn cứ Huyện ủy huyện Củ Chi được bảo tồn tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi.
Anh Vân (Tổng hợp)