6 lý do tòa trả hồ sơ vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê

Theo HĐXX, trong quá trình thẩm vấn và tranh tụng tại tòa, xét thấy còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nhưng không thể bổ sung nên trả hồ sơ để điều tra lại.

Sau 5 ngày nghị án, sáng 7/2, HĐXX sẽ quyết định tuyên án vụ “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” do Phạm Công Danh và các đồng phạm thực hiện tại 4 ngân hàng, gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.126 tỷ đồng.

Theo HĐXX, trong quá trình thẩm vấn và tranh tụng tại tòa, xét thấy còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nhưng không thể bổ sung nên trả hồ sơ để điều tra lại.

6 ly do toa tra ho so vu an pham cong danh tram be
Bị cáo Phạm Công Danh. Ảnh: Ngọc Hoa

Điều tra bổ sung làm rõ một số vấn đề:

1. Các bị cáo là cán bộ 2 Ngân hàng BIDV, TPBank và luật sư bào chữa cho rằng các bị cáo không quen biết Phạm Công Danh và không biết đó là các công ty do Danh thành lập.

Các bị cáo chỉ biết đó là công ty do Danh giới thiệu nhưng không biết mục đích vay tiền chuyển về cho Danh sử dụng. Các bị cáo thừa nhận có sơ sót trong quá trình nghiệp vụ nhưng không cố ý. Luật sư cho rằng các bị cáo tại hai ngân hàng này không phạm tội đồng phạm với Phạm Công Danh.

2. Trong quá trình xét hỏi và tranh tụng, bị cáo Trầm Bê và Phan Huy Khang cho rằng việc cho Phạm Công Danh vay 3 ngân hàng là Sacombank, BIDV, TPBank nhưng chỉ có các bị cáo bị truy tố. Trầm Bê có gặp Phạm Công Danh để bàn bạc về vụ vay tiền nhưng việc này đúng quy định của ngân hàng và quy định của Nhà nước về các khoản vay lớn.

Quá trình cho vay có sai sót nghiệp vụ nhưng Trầm Bê và Phan Huy Khang khẳng định không biết mục đích thực sự của Phạm Công Danh khi giới thiệu các công ty để vay tiền. Trầm Bê không phục cáo buộc của VKS.

Đối với hai vấn đề trên, HĐXX thấy rằng cần phải trả hồ sơ điều tra thêm để xem xét đánh giá khách quan, toàn diện vụ án nhằm xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm.

3. Liên quan đến việc các bị cáo là nhân viên Ngân hàng BIDV chi nhánh Gia Định cho công ty Phong Hiệp vay. Qua thẩm vấn tranh tụng của HĐXX và VKS xác định hành vi này vi phạm các quy định của luật Tổ chức tín dụng. HĐXX cho rằng cần phải xác định lại các chứng cứ liên quan để làm rõ.

4. Trong quá trình xét hỏi và tranh tụng, có ý kiến cho rằng Phạm Công Danh và đồng phạm có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Việc này phải xác định dòng tiền được Phạm Công Danh sử dụng cho việc trả các khoản nợ vay trước đó, tăng vốn điều lệ và trả lương cho nhân viên nhằm làm rõ bị cáo Danh có chiếm đoạt tài sản hay không.

5. Trong phần luận tội, VKS đề nghị tuyên thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng từ 3 Ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank để trả lại cho Ngân hàng CB vì cho rằng đó là vật chứng của vụ án. Đồng thời, kiến nghị xem xét dòng tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ của Phạm Công Canh.

Tuy nhiên, đối với việc thu hồi này, Hiệp hội Ngân hàng cho rằng nếu xem xét sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính ngân hàng.

HĐXX xét cần phải làm rõ tính chính xác của số tiền hơn 6.100 tỷ đồng là vật chứng của hành vi cố ý làm trái của Phạm Công Danh bị truy tố cụ thể trong vụ án này vi phạm quy định nào của Nhà nước. Bên cạnh đó, cần xác định vật chứng và căn cứ thu hồi để HĐXX giải quyết vụ án thấu đáo.

6. Tại toà Phạm Công Danh và luật sư bào chữa đề nghị xem xét số tiền 4.500 tỷ đồng tăng cốn điều lệ vì số tiền này có nguồn gốc từ khoản vay ở BIDV và TPBank được VNCB bảo lãnh. Số tiền này sau đó được chuyển về VNCB để tăng vốn điều lệ nhưng Ngân hàng Nhà nước không đồng ý.

HĐXX xét thấy sau khi chuyển về, số tiền này đã được sử dụng cho VNCB. Tài liệu của Ngân hàng Nước nước ghi nhận bút toán được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

Về vấn đề này, Phạm Công Danh và đồng phạm bị truy tố tội Cố ý làm trái gây thiệt hại cho VNCB (nay là Ngân hàng CB) số tiền hơn 6.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong số tiền này có 4.500 tỷ đồng được Phạm Công Danh chuyển về VNCB để tăng vốn điều lệ.

Từ đó, HĐXX nhận thấy cần phải xác định làm rõ VNCB thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng hay bao nhiêu. Ngoài ra, cũng cần phải làm rõ thiệt hại của VNCB tại thời điểm Danh và đồng phạm bị bắt.

Do có nhiều chứng cứ không thể bổ sung tại toà nên cần phải trả hồ sơ cho VKS để làm rõ.

Trước đó, trong phần luận tội và đề nghị mức án, VKS đề nghị HĐXX tuyên Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) 20 năm tù, Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng) 13-15 năm tù, Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Sacombank) 5-6 năm tù, Mai Hữu Khương (nguyên Thành viên HĐQT, nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) 11-13 năm tù.

42 bị cáo khác là giám đốc các công ty "ma", giám đốc, phó giám đốc các ngân hàng bị đề nghị 2-7 năm tù và cho hưởng án treo.

Về trách nhiệm dân sự, VKS giữ quan điểm như Viện KSNDTC là tiếp tục đề nghị HĐXX tuyên thu hồi 6.126 tỷ từ 3 Ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV để trả lại cho Ngân hàng Xây dựng (nay là CB). Đồng thời, buộc bị cáo Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh có trách nhiệm bồi hoàn số tiền 6.126 tỷ cho 3 ngân hàng.

Cáo trạng thể hiện, từ 2013 đến 2014, Phạm Công Danh đã chỉ đạo nhân viên sử dụng pháp nhân các công ty ông ta lập nên để làm 29 bộ hồ sơ khống, vay vốn tại 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV.

Đồng thời, Phạm Công Danh đề ra chủ trương gửi 6.600 tỷ đồng liên ngân hàng với Sacombank, TPBank, BIDV, để làm tài sản cầm cố, bảo lãnh, trả nợ thay cho các công ty ông ta lập ra.

Do các công ty này chỉ làm hồ sơ vay khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ. Ngân hàng VNCB thực hiện bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên đến nay không thu hồi được tiền bảo lãnh từ các công ty, dẫn đến ngân hàng VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng. Phạm Công Danh còn chỉ đạo nhân viên cấp bảo lãnh cho các công ty của ông ta vay tiền khi không có tài sản đảm bảo.

Ngoài ra, Phạm Công Danh đã phát hành, ra thông báo và bán trái phiếu 2 công ty ông ta lập ra là tập đoàn Thiên Thanh và công ty Trung Dung, khi chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán có lãi năm 2012 và chưa có văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Việc Phạm Công Danh dùng tiền gửi của VNCB bảo lãnh cho các công ty vay vốn nhưng không hạch toán ghi nợ và yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả trong ngày số tiền gửi đã khiến ngân hàng Xây Dựng phải tất toán trước hạn để trả nợ thay.

Đối với nguyên Tổng giám đốc VNCB Phan Thành Mai, cơ quan tố tụng cáo buộc ông này tiếp nhận chủ trương của Phạm Công Danh, trực tiếp chỉ đạo nhân viên tham gia các hoạt động bất hợp pháp để Danh có tiền sử dụng... Ngoài ra, bị can Mai còn ký vào các giấy tờ quan trọng, giúp sức tích cực cho Danh gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.

Đối với Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Sacombank, đã giới thiệu Phạm Công Danh với nguyên Tổng giám đốc Phan Huy Khang, sau đó chỉ đạo nhân viên dưới quyền hợp pháp hóa thủ tục giải ngân cho các công ty của Danh vay 1.800 tỷ đồng bằng các hồ sơ khống.

Theo cơ quan tố tụng, tổng số tiền Phạm Công Danh cùng đồng phạm gây thiệt hại trong cả 2 giai đoạn của vụ án là hơn 15.000 tỷ đồng.

6 ly do toa tra ho so vu an pham cong danh tram be Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 7/2: Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung

Sau 5 ngày nghị án, sáng 7/2, HĐXX sẽ quyết định tuyên án vụ “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản ...

6 ly do toa tra ho so vu an pham cong danh tram be Ông Trầm Bê xin hình phạt thấp, hứa "không chống án"

Nói lời sau cùng trước tòa, ông Trầm Bê khẳng định không cố ý làm trái, nếu HĐXX xem xét cho một mức án thấu ...

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.