AEON trong cuộc chiến thực phẩm tươi sống

Nhà điều hành siêu thị lớn nhất của Nhật Bản, AEON, đã vừa bắt tay với công ty tạp hoá trực tuyến Ocado Group của Anh, để lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử, với hi vọng chống lại được sự xâm lấn của các đối thủ như Amazon, khi nhiều khách hàng ngày càng có xu hướng chuyển sang mua sắm trực tuyến.

AEON xây dựng cửa hàng trực tuyến để bán thực phẩm tươi sống

Mua sắm thực phẩm trực tuyến vẫn chưa cất cánh ở Nhật Bản, nơi bà nội trợ đã quen với việc đi chợ hàng ngày, để mua những thực phẩm tươi sống như cá. Tuy nhiên số lượng phụ nữ đi làm ngày một tăng lên, cùng với mạng lưới công nghệ và hậu cần đang được cải thiện dự kiến sẽ thay đổi điều đó.

Seiyu, đối thủ của AEON, do gã khổng lồ Walmart điều hành, đã ra mắt một liên doanh tạp hoá trực tuyến với công công ty thương mại điện tử Rakuten vào năm ngoái, cạnh tranh với Amazon Fresh.

AEON trong cuộc chiến thực phẩm tươi sống - Ảnh 1.

Một góc AEON Long Biên (Hà Nội). (Ảnh: Thiên Trường).

AEON, thương hiệu điều hành hơn 21.000 siêu thị, cho biết họ sẽ sử dụng phần mềm và chuyên môn của Ocado để xây dựng một doanh nghiệp trực tuyến trên quy mô quốc gia, có khả năng mang về 600 tỉ yên, tức 5,52 tỉ USD vào năm 2030, và 1.000 tỉ Yên vào năm 2035.

AEON không tiết lộ bản thoả thuận với Ocado trị giá bao nhiêu, nhưng cho biết thoả thuận bao gồm một khoản phí trả trước ngoài các khoản thanh toán sau này, phụ thuộc vào hiệu suất.

Theo Ocado, họ dự kiến sẽ có thêm 25 triệu bảng Anh, tức 32,08 triệu USD chi phí vận hành trong năm tài khoá 2020, để thực hiện dịch vụ.

Trong khi doanh nghiệp bán lẻ của Ocado chỉ chiếm 1,4% thị phần tạp hoá của Anh thì công nghệ sở hữu đã giúp tập đoàn được định giá lên tới 8,1 tỉ bảng Anh, và cho phép công ty giành được các thoả thuận hợp tác béo bở với những tập đoàn siêu thị hàng đâu thế giới, bao gồm cả Kroger.

AEON đang bán gì ở Việt Nam?

Không ồn ào như những tập đoàn bán lẻ đa quốc gia khác, Aeon chọn từng bước gia tăng sự hiện diện của mình tại thị trường Việt Nam thông qua việc âm thầm đưa vào hoạt động các trung tâm thương mại lớn, len lỏi đến từng ngõ ngách đô thị.

Khảo sát thị trường Việt Nam từ năm 2008, nhưng phải 3 năm sau đó thương hiệu này mới chính thức bước vào Việt Nam, qua việc liên doanh với Trung Nguyên để ra đời G7-Ministop. Song sau đó, liên doanh này nhanh chóng bị chết yểu.

Phải đến năm 2014, sau khi chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm thương mại AEON Tân Phú (TP HCM), lúc ấy nhiều người mới biết đến AEON. Tiếp sau đó là giai đoạn huy hoàng của AEON khi hàng loạt các TTTM lớn ở Bình Dương, Hà Nội,.. ra đời.

NY_0458-1

Bên trong một trung tâm thương mại AEON ở Hà Nội. (Ảnh: Thiên Trường).

Không chỉ mở những TTTM lớn, AEON còn bắt tay với các hệ thống siêu thị của Việt Nam, phía Nam có Citimart và phía Bắc, là Fivimart, qua đó tạo ra hệ thống AEONCitimart, AEONFivimart. Trong đó AEON nắm 30% cổ phần tại Fivimart và 49% cổ phần của Citimart.

Cho đến nay, Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản đã có 5 TTTM trên khắp cả nước, với số vốn đầu tư tại Việt Nam lên tới gần 700 triệu USD. Tuy nhiên, tham vọng của AEON chưa dừng lại ở đó. 

"Chúng tôi vẫn đang tiếp tục theo đuổi kế hoạch đầu tư xây dựng 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam đến năm 2025", ông Iwamura Yasutsugu - Tổng giám đốc Công ty TNHH AEON Mall Việt Nam cho biết

Hiện tại theo AEON, trong các TTTM của họ ở Việt Nam, các sản phẩm có nguồn gốc Nhật Bản chiếm 10%, Việt Nam là 30% và các nước khác là 60%.

Ngoài ra, từ khi vào Việt Nam, Aeon đã dần thành lập 8 công ty con, hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau, nhưng đều xoay quanh cốt lõi là trung tâm thương mại và bán lẻ. 

Trong đó, Aeon Mall Việt Nam là một công ty chuyên phát triển, vận hành và quản lí trung tâm thương mại. Aeon Delight chuyên cung cấp dịch vụ vệ sinh, bảo vệ, kiểm tra các trang thiết bị, làm dịch vụ cho trung tâm thương mại. Ministop sở hữu và vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi. Aeon Credit phát hành thẻ tín dụng,...

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.