Ai ký tên trên hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất?

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng thì khi chuyển nhượng, công chứng viên vẫn yêu cầu có sự tham gia của vợ chồng trên các hợp đồng giao dịch.

Mình có đọc được bài viết về quy trình và thủ tục sang tên giấy sử dụng đất: http://vietnammoi.vn/chi-phi-va-thu-tuc-sang-ten-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-8490.htm

Mình có câu hỏi mong nhận được sự tư vấn:

Bên bán: Chủ đứng tên quyền sử dụng đất là bà B, bà này có gia đình, có chồng và con.

Vậy khi chuyển nhượng (bán) đất cho người khác thì trong giấy tờ, thủ tục chuyển nhượng có cần chữ ký của chồng và con của bà B không ạ?

Xin được tư vấn và xin cảm ơn.

Thái Thanh Tuấn

ai ky ten tren hop dong chuyen quyen su dung dat
Ảnh minh họa.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến VietNamMoi. Vấn đề này xin được đưa ra ý kiến như sau:

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng theo quy định của pháp luật và có hiệu lực từ thời điểm đăng ký. Bên chuyển nhượng trong hợp đồng là tất cả những người có quyền sử dụng đất đó (theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Trường hợp này chỉ có bà B đúng tên là chủ sử dụng đối với thửa đất đó khi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bạn thì không cần phải có các con ký vào hợp đồng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2015), tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung (khoản 1 Điều 40 quy định về Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân).

Liên quan Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung, Điều 34 Luật này quy định trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả vợ chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành (về nội dung cũng như thủ tục thực hiện) đối với chế định đại diện đứng tên tài sản chung của vợ chồng nên trên thực tế còn có nhiều cách hiểu khác nhau và việc triển khai áp dụng trong một số trường hợp cũng chưa thống nhất.

Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cho thấy có hai trường hợp mang tính phổ biến mà vợ chồng “có thỏa thuận khác” liên quan đến tài sản chung:

Trường hợp thứ nhất, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và về nguyên tắc đây là tài sản chung của vợ chồng nhưng vợ, chồng thỏa thuận đây là tài sản riêng của một bên. Trong trường hợp này, vợ hoặc chồng phải lập giấy cam kết là tài sản riêng của người kia. Giấy cam kết này cũng được công chứng viên chứng nhận.

Sau khi có Giấy cam kết này, công chứng viên sẽ chứng nhận giao dịch để một bên đứng tên. Trường hợp sau này người đứng tên (chủ sở hữu) muốn chuyển nhượng (định đoạt nói chung) cho người khác thì phải đồng thời xuất trình văn bản cam kết đã được lập tại cơ quan công chứng trước đây. Việc chuyển nhượng này không đòi hỏi phải có sự tham gia của người không đứng tên trên Giấy chứng nhận.

Trường hợp thứ hai, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên cả hai vợ chồng. Tuy nhiên do một lý do nào đó mà một bên không có điều kiện thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung thì vợ hoặc chồng lập Giấy ủy quyền có chứng nhận của công chứng viên cho người kia được thay mặt họ thực hiện một số công việc nhất định liên quan đến tài sản chung của vợ chồng (như cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng...) Sau khi nhận ủy quyền, chỉ một mình người nhận ủy quyền cũng đủ tư cách tham gia giao dịch (trong phạm vi ủy quyền) mà pháp luật không đòi hỏi phải có sự tham gia của người kia.

Do không trái với các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nên hiện nay các cơ quan công chứng vẫn chứng nhận các giao dịch thuộc hai trường hợp nói trên khi có yêu cầu của đương sự.

Liên quan các tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu như ôtô, xe máy thì về nguyên tắc nếu là tài sản chung của vợ chồng thì trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu cũng phải ghi tên cả hai. Tuy nhiên, thực tế triển khai còn một số hạn chế nhất định nên nhiều trường hợp là tài sản chung nhưng cũng chỉ đứng tên một người. Tuy vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng thì khi chuyển nhượng, công chứng viên vẫn yêu cầu có sự tham gia của vợ chồng trên các hợp đồng giao dịch.

ai ky ten tren hop dong chuyen quyen su dung dat Hướng dẫn mới trong thanh toán khám, chữa bệnh BHYT

BHXH Việt Nam ban hành Công văn 4055/BHXH-CNTT về thanh toán hồ sơ KCB đối với trường hợp thẻ BHYT hết hạn sau thời điểm ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn hoặc xuanthuandong@gmail.com

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.