Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày đầu tiên cho con | |
Thực đơn ăn dặm giúp con ăn no, ngủ kĩ của mẹ 9X |
Chị Phan Lê Thuỳ Miên (TP HCM) cho biết bé nhà chị Vũ Minh Khanh (tên ở nhà là Tiso) sinh tháng 3/2016 và là em bé sinh non, thế nên chị cũng có cách cho con ăn dặm hơi khác biệt với những bé khác. Chị chọn phương pháp ăn dặm thuận theo con, áp dụng xen kẽ ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật. Hàng ngày quan sát phản ứng của con và cho con ăn theo đó. Được biết bé nhà chị sinh non ở tuần thứ 32, khi đó chỉ nặng 1,7kg, hiện tại bé phát triển bình thường như các bạn khác. Với những mẹ có con sinh non và không háu ăn, có thể tham khảo cách ăn dặm này cũng như cách chế biến đồ ăn đa dạng của chị Thùy Miên.
Chị Thùy Miên và bé Tiso. (Ảnh: NVCC) |
- Chị áp dụng phương pháp ăn dặm nào cho con? Tại sao lại chọn phương pháp đó?
- Mình gọi phương pháp ăn dặm của mình là "phương pháp đút", áp dụng xen kẽ ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật. Tiso là em bé sinh non, các mốc phát triển của bé hoàn toàn không theo quy luật nào cả nên mẹ phải nương theo khả năng của bé qua từng giai đoạn mà có cách chăm sóc phù hợp. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm khác nhau, do đó trước khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mình đã tìm hiểu kĩ đặc điểm của từng phương pháp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, đồng thời áp dụng các kiến thức khoa học mình biết để hiểu rõ lí do vì sao có những đặc điểm đó, từ đó mình mới chọn lọc những điểm phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mình.
Tiso ăn dặm theo nguyên tắc sau:
- Ngồi một chỗ khi ăn ngay từ ban đầu.
- Về chất đạm: 6 tháng ăn đậu hũ, 7 tháng ăn cá, 8 tháng ăn gia cầm, 9 tháng ăn thịt heo/bò/tôm.
- Cố gắng cân đối tinh bột - đạm - vitamin/khoáng chất trong mỗi bữa ăn.
Bí đỏ hấp trộn táo hấp, đậu lăng đỏ luộc chín và hạt gai dầu. (Ảnh: NVCC) |
- Các món ăn chị làm cho con đều khá “tây”? Có phải chị tham khảo thực đơn của nước ngoài?
Trong thực đơn ăn dặm của Tiso, có đầy đủ cơm mì nui phở, cả Việt lẫn Tây. Bà ngoại Tiso là một trong những đầu bếp nấu ăn ngon nhất mà mình từng biết, và có lẽ được ăn những món ngon mẹ nấu từ nhỏ tới lớn nên làm mình trở thành người thích ăn ngon, thích xem các bài báo hay blog về nấu ăn, tuy nhiên mình chỉ chọn lọc các món đơn giản nhất, giữ được hương vị tự nhiên của nguyên liệu nhất khi nấu cho Tiso để bạn ấy có cơ hội khám phá sự kì diệu của hương vị. Mình hoàn toàn không thích việc mẹ mất nhiều thời gian chăm chút các món ăn cho thật cầu kì, hay bỏ thật nhiều gia vị với quan điểm càng đậm đà càng ngon
- Ngày đầu tiên cho con ăn dặm có thuận lợi không? Bé đã khi nào từ chối món ăn mẹ nấu?
Tiso không phải là em bé háu ăn, thậm chí là hơi lười ăn. Mình bắt đầu cho bé ăn dặm lúc bé được 6,5 tháng. Thời gian đầu bé ngậm chặt miệng khi thấy mẹ đưa muỗng đến miệng, nên mình phải luôn tự nhủ "kiên nhẫn, kiên nhẫn, kiên nhẫn", đồng thời thay đổi cách kết hợp các nguyên liệu để bé cảm nhận được nhiều mùi vị khác nhau, không thấy chán việc ăn uống, và cố gắng tăng độ thô để tập cho bé thói quen nhai. Mình mất hơn 1,5 tháng để nhận được sự hợp tác của bé, có lẽ do bé biết nhai rồi nên bé cảm thấy hứng thú trong việc ăn uống hơn. Thực đơn chế biến cho Tiso phong phú nhưng đa số đều trên quan điểm giữ hương vị tự nhiên của nguyên liệu nhất nên hầu như không gặp sự từ chối của bé. Bé chỉ không chịu ăn khi cảm thấy không khoẻ, hoặc trong giai đoạn ẩm ương của wonder week, những lúc đó mình thường cho bé ăn sinh tố xay nhuyễn với vị chua chua ngọt ngọt cho bé dễ nuốt.
Bé Tiso 6,5 tháng mới bắt đầu ăn dặm. (Ảnh: NVCC) |
- Chị dùng các nguyên liệu khá lành mạnh cho sức khỏe như yến mạch, hạt chia…Từ đâu chị biết đến những nguyên liệu này? Bé hào hứng với các món ngon lạ đó chứ?
- Có 3 lí do để mình tìm hiểu về các nguyên liệu trên. Thứ nhất, Tình hình thực phẩm của Việt Nam không an toàn, đặc biệt là đối với bé nhỏ do hệ tiêu hoá và bài tiết của các bé còn non, nên mình không thể cho bé ăn đa dạng tất cả các loại thực phẩm trong nước được. Thứ hai, mình muốn tìm kiếm các loại thực phẩm từ thực vật có thể cung cấp đạm thay cho thịt cá, vì bé còn nhỏ nên mình không muốn bé ăn thịt cá nhiều. Cuối cùng là vì sức khoẻ của cả gia đình. Các nguyên liệu lạ trước khi cho bé ăn mình đều tìm hiểu kĩ càng về hương vị, cách chế biến, và đều nếm thử nên may mắn là đến bây giờ bé đều hợp tác
- Chị có thể chia sẻ giờ ăn một ngày của bé, cho các mẹ tham khảo được không?
- Một ngày của Tiso bắt đầu lúc 6h-6h30, 10h ăn trưa, ăn tối lúc 18h, không có giờ ăn vặt giữa buổi cố định mà sẽ ăn trái cây cùng với gia đình. Tiso đang bú mẹ hoàn toàn, mình chưa muốn giảm lượng sữa của bé nên hiện tại mình vẫn chưa cho bé ăn cữ sáng.
- Chị có bí quyết gì để nấu món ngon cho bé, mà mẹ vẫn nhàn?
- Quan điểm của mình khi chế biến thức ăn cho Tiso là các món ăn nên gần gũi với bữa cơm gia đình nhất để mẹ không mất nhìu thời gian chế biến, và cũng hạn chế việc kết hợp các nguyên liệu khắc nhau.
Em bé nhỏ không ăn gia vị nên mẹ không mất thời gian tẩm ướp, hay canh lửa cho thấm, do đó chỉ cần biết cách sắp xếp thì mẹ chỉ mất khoảng 15-20 phút là con có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Đồ tươi sống mua về sẽ được chia thành từng gói nhỏ 30-40gr, đủ cho bé ăn một bữa, nước hầm xương heo/vỏ tôm cũng được làm sẵn rồi trữ đông trong các hộp nhỏ. Ngoài ra, trợ thủ đắc lực nhất của mình cho tiêu chí nhanh gọn lẹ chính là nồi cơm điện, các bạn có thể dùng nồi cơm để vừa hấp vừa luộc thức ăn trong khi vẫn có thể đi làm việc khác mà không phải lo thức ăn bị cháy.
Chi-a pudding - món ăn khá Tây mà chị Miên làm cho con. (Ảnh: NVCC) |
- Hành trình ăn dặm của bé có thuận lợi? Theo chị mẹ cần tuân theo nguyên tắc nào để con ăn dặm thành công?
- Cũng như đa số các bạn nhỏ khác, Tiso là em bé cả thèm chóng chán, và ăn theo cảm hứng. Có thể hôm nay ăn rất ngoan, nhưng ngày mai lại cương quyết ngậm chặt miệng hoặc phun hết ra ngoài.
Tuy nhiên, theo mình, thuận lợi hay khó khăn là do chính bản thân người mẹ xem việc ăn dặm của con là áp lực hay là một thử thách thú vị. Đối với mình, ăn dặm là bài học về khám phá hương vị thức ăn, về rèn nề nếp ăn uống, chứ không phải về việc bé ăn nhiều hay ít, do đó mình chưa bao giờ tạo cho 2 mẹ con áp lực về việc ăn uống.
Kỷ luật không đi rong, không đồ chơi luôn được áp dụng cho bé trong giờ ăn, nhưng đồng thời mẹ cũng phải tuân thủ nguyên tắc không ép con ăn và tạo không khí vui vẻ bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng với con để bé cảm thấy thoải mái nhất có thể. Ngoài ra, nhiều bà mẹ có quan niệm sai lầm rằng "trẻ con không biết gì" nên kết hợp các món theo kiểu càng bổ càng tốt, hoặc cứ lặp đi lặp lại kiểu nấu như nhau, mà không biết rằng số lượng chồi vị giác của em bé lớn hơn người lớn nhiều nên bé có khả năng cảm nhận hương vị của thức ăn tinh tế hơn chúng ta nghĩ. Do đó chăm chút cho từng món bé ăn cũng là một cách làm bé hứng thú với việc ăn uống, và thể hiện sự tôn trọng của mẹ đối với bé nữa.
Tham khảo một số món ngon chị Miên làm cho con.
Canh chua cá + cháo khoai lang. |
Canh cá rau thì là + cháo trộn sữa. |
Pate trộn chuối + bí đỏ nghiền trộn sữa. |
Súp nui rau củ. |
Yến mạch bắp cải trộn sữa + thanh long. |
Khoai tây nghiền trộn rau củ + canh lươn thơm và ngò gai. |
Súp nui. |
Súp rau củ với lòng đỏ trứng. |
Nui xào trứng. |
Khoai lang + táo + sữa mẹ + sữa chua + hạt gai dầu + bột quế |
Đậu hũ sốt cà. |
Nui sốt cà chua. |
Cháo trứng thịt xà lách xoong. |
Yến mạch, đậu lăng, bơ, trộn sữa mẹ và rắc hạt gai dầu. |
Súp khoai lang đậu lăng. |
Cháo yến mạch khoai tây phoo mai và nước quýt sữa chua. |
Sinh tố xoài, yến mạch, chuối. |
Cháo yến mạch đậu lăng. |
Ăn dặm kiểu Nhật: Cách chế biến đồ ăn dặm cho bé 6-12 tháng tuổi
Chị Huỳnh Lê Ngọc Thúy (hiện sinh sống tại Singapore) chia sẻ về cách chế biến và tăng độ thô cho bé theo từng tháng ... |
Mẹ Việt ở Séc chia sẻ bí quyết cho con ăn dặm 3in1 và tập dùng ống hút thành công
Chị Vũ Ngọc Yến, hiện sinh sống ở Praha, cộng hoà Séc đã có những chia sẻ rất thú vị về kinh nghiệm cho con ... |
Lối sống 07:38 | 12/12/2018
Lối sống 01:10 | 11/10/2018
Lối sống 13:43 | 23/09/2018
Lối sống 10:36 | 20/08/2018
Lối sống 07:06 | 15/08/2018
Lối sống 08:04 | 06/08/2018
Lối sống 12:00 | 03/08/2018
Lối sống 11:00 | 30/07/2018