Mận là một loại quả được ưa thích vào mùa hè. (Ảnh: Đông Vũ)
Vào hè, quả mận được bày bán rất nhiều tại các sạp hàng, các gánh hàng rong. Với vị chua hấp dẫn, quả mận được rất nhiều người yêu thích.
Quả mận chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe khi chúng ta ăn đúng cách và có chừng mực. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mận có thể gây ra những hậu quả xấu cho cơ thể.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, quả mận chứa nhiều axit amin như asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C... Quả mận giàu chất xơ, không có chất béo cũng như cholesterol xấu. Mỗi quả mận chỉ chứa 30 calo, 5 g đường, 0,5 g protein và 1g chất xơ nên cũng rất tốt cho người muốn giảm cân.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia) trả lời trên trang Microsoft News, mận có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa vì trong mận chứa nhiều chất xơ…, giúp điều chỉnh chức năng của hệ tiêu hóa.
Ăn mận giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, mận hỗ trợ giảm cân, không chỉ chứa ít calo, mận còn giàu vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho những ai muốn giảm cân, duy trì trọng lượng cơ thể hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải cứ ăn nhiều mận thì tốt cho sức khỏe, nếu ăn quá nhiều có thể sẽ gặp những nguy hại cho cơ thể.
Ăn quá nhiều mận có thể gây hại cho một số bộ phận trên cơ thể. (Ảnh: Đông Vũ)
Xem thêm: Phượt thủ ăn mận kiểu 'phá hoại' ở Mộc Châu lên tiếng trước hành động bị 'ném đá' của mình
Ăn nhiều mận có thể gây hại cho thận, mận có chứa nhiều chất oxalate, gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Là nguyên nhân chính gây sỏi thận và sỏi bàng quang, người bị sỏi thận nên hạn chế ăn lượng mận.
Quả mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt... Với những người có cơ địa nóng trong nếu ăn quá nhiều mận một lúc thì càng có nguy cơ bị mụn nhọt, nhiệt lưỡi, miệng… tấn công.
Bên cạnh đó, trong mận có hàm lượng axit cao, nếu ăn quá nhiều mận có thể ảnh hượng đến dạ dày, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dạ dày yếu và những người có tiền sử đau dạ dày, nếu ăn quá nhiều mận sẽ làm bệnh thêm trầm trọng.
Dù nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên ăn quá nhiều mận có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc. Do tác dụng giảm lượng đường trong máu của mận, người vừa trải qua phẫu thuật không nên tiêu thụ mận.
Mận có thể chế biến thành các món ăn vặt bảo quản trong một thời gian dài. (Ảnh: Đông Vũ)
Dù là một loại quả ưa thích của vào mùa hè, nhất là của phái nữ, có thể sử dụng dưới nhiều hình thức như ăn mận tươi, ngâm nước, món mứt mận, ô mai mận, siro mận, mận lắc muối ớt,... Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều mận, tránh tác động xấu cho cơ thể, mỗi ngày có thể ăn từ 8 - 10 quả, cần bảo quản mận ở nhiệt độ thích hợp tránh hư hỏng.
Mận có tính axit nên không ăn trong lúc đói, nhất là những người bị đau dạ dày, không sử dụng mận lúc đói để bảo vệ dạ dày.
Trước khi ăn mận nên rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng từ 15-20 phút để đảm bảo các chất bẩn thuốc hóa học còn bám trên mận được loại bỏ hoàn toàn, tránh trường hợp ngộ độc thuốc bảo quản.