Ảnh hưởng dịch Covid-19: Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh trong thời gian dịch Covid-19 đang diễn ra, Bộ Kế hoạch Đầu tư giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu ngay một số gói chính sách tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, nông dân chịu ảnh hưởng của dịch.

Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư (KHĐT), do ảnh hưởng dịch Covid -19, về cơ bản kim nghạch xuất, nhập khẩu giảm. Bộ KHĐT đã đưa ra 2 kịch bản về diễn biến dịch Covid – 19 đối với tình hình xuất nhập khẩu.

Ảnh hưởng dịch Covid-19: Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói chính sách tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Ảnh 1.

Cơ sở sản xuất khấu trang tăng ca trong dịch Covid - 19. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Trong trường hợp dịch kết thúc cuối quí I/2020 ước tính quí I kim ngạch xuất khẩu đạt 53,9 tỉ USD, giảm 8,3% so với cùng năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 6,8 tỉ USD, giảm 9,5% so với cùng năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu đạt 55,5 tỉ USD, giảm 3,2% so với cùng năm trước, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch 14,0 tỉ USD, giảm 13,6%.

Trong trường hợp dịch kéo dài hết quí II/2020 thì ước tính quí II đạt kim ngạch 58,5 tỉ USD, giảm 8,1%; kim ngạch nhập khẩu đạt 61,0 tỉ USD, giảm 3,1% so với cùng năm trước.

Ngoài ra, việc làm giá thiết bị y tế dùng cho công tác phòng chống lây nhiễm dịch (khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, chất tẩy rửa..) và giá thuốc y tế, giá điện sinh hoạt tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng. Giá thực phẩm tươi sống, dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ du lịch, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí sẽ giảm trong ngắn hạn (quí I/2020).

Bộ KHĐT cũng lo ngại, nếu dịch kéo dài giá xăng dầu trong nước có xu hướng giảm theo giá xăng dầu thế giới.

Do vậy trong dự báo trong trường hợp dịch kết thúc trong quí I/2020 thì CPI bình quân năm 2020 so năm 2019 tăng 3,96%, kết thúc trong quí II/2020 dự báo CPI bình quân năm 2020 so năm 2019 tăng 4,86%.

Bộ KHĐT cũng lưu ý, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã với năng lực tài chính, sản xuất còn nhiều hạn chế là đối tượng chịu nhiều tác động nhất từ dịch trong tất cả các khâu từ tiêu thụ sản phẩm, doanh thu, nguồn vốn cho tái sản xuất, khả năng thanh khoản, thực hiện nghĩa vụ tài chính, huy động lao động, chi phí đầu vào…

Ảnh hưởng dịch Covid-19: Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói chính sách tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Ảnh 2.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nha Trang - Khánh Hòa phải đóng cửa vì dịch Covid - 19. (Ảnh: Khải An)

Nhiều doanh nghiệp trong nước có sử dụng chuyên gia quản , chuyên gia thuật Trung Quốc cũng gặp khó khăn trong việc ổn định nhân lực, triển khai sản xuất sau Tết nguyên đán Canh Tý, kể cả trong trường hợp thay thế lao động từ Đài Loan.

Bộ KHĐT, dự báo số lượng doanh nghiệp thành lập mới có xu hướng giảm ở hầu hết các lĩnh vực so với cùng năm 2019 (15/17 ngành), trong đó giảm mạnh lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 23%); Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (giảm 11,8%), Dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 14,5%) dẫn tới số lao động đăng mới giảm mạnh như nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 50,2%), vận tải kho bãi (giảm 37,9%).

Từ các ảnh hưởng nêu trên, Bộ KHĐT nhận định, trong trường hợp khống chế được dịch trong quí I/2020 thì tăng trưởng của ta dự báo là 6,25% giảm 0,55 điểm % so với nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, trong đó quí I tăng 4,52%; quí II tăng 6,08%; quí III tăng 6,92% và quí IV tăng 6,81%.

Trường hợp dịch được khống chế trong quí II/2020 thì tăng trưởng của ta dự báo là 5,96% giảm 0,84 điểm % so với nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và giảm 0,29 điểm % so với kịch bản khống chế được dịch trong quí I/2020, trong đó quí I tăng 4,52%; quí II tăng 5,1%; quí III tăng 6,70% và quí IV tăng 6,81%.

Theo đó, Bộ KHĐT tư đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ, ổn định đời sống nhân dân, tháo gỡ khó khăn để duy trì sản xuất, kinh doanh trong thời gian dịch Covid-19 đang diễn ra.

Trong đó, giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu ngay một số gói chính sách tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, nông dân chịu ảnh hưởng của dịch, như: hỗ trợ thanh khoản, duy trì cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, đẩy nhanh quá trình và thời gian xem xét các đơn xin vay và giải ngân các khoản vay, miễn lãi quá hạn các khoản vay…

Đồng thời, giao Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 02 năm 2020, đánh giá tình hình thu, chi ngân sách nhà nước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và kiến nghị các giải pháp bảo đảm cân đối thu chi trong năm 2020.

Nghiên cứu các giải pháp, chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng nông lâm thủy sản, dịch vụ, du lịch, như: gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân, miễn tiền phạt chậm nộp thuế khi doanh nghiệp đã nộp đủ thuế, miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp phục vụ công tác chống dịch, khấu trừ thuế….

Miễn, giảm tiền thuê đất của nhà nước cho doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng của dịch trong thời gian diễn ra dịch, kéo dài thời gian, giãn tiến độ nộp tiền thuê đất sau khi dịch được kiểm soát; giảm giá thuê đất, mặt bằng cho các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp bán lẻ để kịp thời hỗ trợ các dịch vụ hậu cần, lưu thông, kho lạnh, bảo quản hàng hóa, tiêu thụ nông lâm thủy sản, thúc đẩy và tăng cầu nội địa trong thời gian chịu ảnh hưởng của dịch.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.