Apple và Sharp giành nhau mua lại nhà máy sản xuất màn hình iPhone 2020

Cả Apple và Sharp hiện đang cân nhắc giành mua lại Japan Display, công ty sản xuất xuất màn hình iPhone cũng như đồ thiết bị điện tử gia dụng với mức giá khoảng 820 triệu USD. Động thái khá cạnh tranh trên thương trường cho sự nóng của iPhone 2020.

Japan Display Inc đang xem xét việc phải bán một trong những nhà máy chủ chốt của mình cho chính các đối tác hợp tác trước đó là Apple với dòng sản phẩm iPhone và Sharp với các thiết bị điện tử gia dụng.

Japan Display là một trong ba đối tác lớn của Apple trong việc sản xuất màn hình và chiếm đến 60% lợi nhuận của hãng này. Tuy nhiên, Japan Display chỉ sản xuất màn hình LCD cho iPhone mà thôi.

Bắt đầu từ năm 2017, khi Apple chuyển sang sử dụng tấm nền OLED với dòng sản phẩm iPhone X, việc này khiến Japan Display gặp nhiều khó khăn và phải thu hẹp hoạt động.

Apple và Sharp cân nhắc mua lại nhà máy sản xuất màn hình cho iPhone 2020 - Ảnh 1.

Japan Display Inc có thể sẽ được bán lại cho Apple và Sharp vào tháng 3/2020. (ảnh: Phonearena).

Trên thực tế, theo thỏa thuận của Apple và Japan Display, con số dự toán lên đến 1,5 tỉ USD để xây dựng nhà máy vào năm 2015, đổi lại nhà táo sẽ được hoàn trả bằng mỗi tấm nền LCD được bán ra.

Nhưng với việc các nhà sản xuất chuyển sang AMOLED, nhà máy này chỉ còn hoạt động với 50% công xuất và Japan Display vẫn còn nợ Apple hơn 800 triệu USD.

Theo Nhật báo Nikkei Busines Daily, Japan Display ban đầu chỉ có ý định bán một phần dây chuyên của mình với giá 200 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó hãng đã thay đổi và đàm phán với Apple cũng như Sharp về việc mua lại toàn bộ nhà máy này với giá 820 triệu USD.

Sharp là công ty thuộc Foxconn và cũng là công ty hợp đồng chịu trách nhiệm lắp ráp phần lớn các iPhone được bán ra trên toàn cầu hiện nay. Bản thân họ cũng đang nhắc về việc mua Japan Display để giảm thiểu rủi ro trong việc giành quyền cung ứng cho Apple.

Theo báo cáo cho thấy ngoài Foxconn, Wistron cũng là một đơn vị khác được Apple sử dụng để sản xuất các sản phẩm của mình bao gồm các dòng iPhone.

Apple và Sharp cân nhắc mua lại nhà máy sản xuất màn hình cho iPhone 2020 - Ảnh 2.

Các dòng iPhone không còn sử dụng LCD chính là nguyên nhân dẫn đến Japan Display thu hẹp hoạt động. (ảnh: Phonearena).

Một báo cáo khác của Sharp cho biết sẽ thực sự mua các sơ sở sản xuất LCD vào tháng 3 tới và sẽ đạt thỏa thuận riêng với Apple sau khi thỏa thuận này kết thúc. Japan Display đã hoạt động vào tháng 7 vừa qua và ban lãnh đạo đang cân nhắc tương lai của nhà máy.

Trước đó, ban lãnh đạo của Japan Display đã có thảo luận với một công ty Trung Quốc vào tháng 9/2019 để chuyển sang sản xuất màn hình OLED thế hệ tiếp theo. Tuy vậy, ngay vào cuối tháng kế hoạch đó đã thất bại và công ty trên đã rút khỏi.

Việc các công ty đối tác gia công hay sản xuất các linh kiện cho Apple phải đóng cửa hoặc bán mình không phải là lần đầu tiên. Qua đó ta thấy được việc quá phụ thuộc vào Apple cũng không hẳn là một nước cờ an toàn.

Apple nổi tiếng là một khách hàng khó tính với nhiều tiêu chuẩn gắt gao, nếu không chuyển đổi công nghệ và theo kịp chắc chắn công ty đó sẽ như Japan Display hiện nay.

Về phần Apple, việc có được nhà máy sản xuất màn hình này hoàn toàn có lợi cho các sản phẩm iPhone 2020 cũng như trong tương lai. Apple có thể chủ động hơn với các sản phẩm của mình cũng như giảm thiểu chi phí.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.