'Bà tiên' giữa đời thường: Nói đến phụ nữ Việt Nam là nói đến sức mạnh…

Dù đã bước sang tuổi 73 nhưng bác sĩ Ngọc Phượng vẫn giữ thói quen bắt đầu một ngày mới từ lúc 4 giờ sáng. Với bác sĩ Phượng, nói đến phụ nữ Việt Nam là nói đến sức mạnh.
ba tien giua doi thuong noi den phu nu viet nam la noi den suc manh 'Bà tiên' giữa đời thường: Người trẻ nên có ước mơ thực tế!

Hãy sống cuộc đời có ý nghĩa

ba tien giua doi thuong noi den phu nu viet nam la noi den suc manh
Theo bác sĩ Phượng mỗi người nên sống một cuộc đời có ý nghĩa.

Sau khi nghỉ hưu bác sĩ Ngọc Phượng đã thực hiện nhiều chuyến đi về Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang… để giúp phụ nữ tháo gỡ nỗi niềm tuổi xế chiều.

Bác kể, lúc hơn 50 tuổi thấy người mệt, khó chịu, đau khớp, bàn tay phải mổ nhưng nắm lại không buông ra được. Nghĩ mình là bác sĩ lâu năm còn như thế thì chị em phụ nữ khác chắc chi phải cam chịu. Rất tội nghiệp. Tìm và đọc nhiều tài liệu, tôi đã tìm ra cách khắc phục. Cô thấy đấy? Giờ tay chân tôi vẫn mềm mại.

Nhiều chị em khi xem hình ảnh dẫn chứng bác Phượng đưa ra khi thuyết trình về tuổi mãn kinh đã thốt lên: “Đúng rồi… Trời ơi… Tui vậy đó mà nay mới biết, vậy làm sao cho hết được”.

Theo bác sĩ, những thay đổi trên dễ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống người phụ nữ, kể cả tới hạnh phúc gia đình. Phải để chị em hiểu đúng, chăm sóc sức khỏe tiền mãn kinh không chỉ là uống thuốc, còn phải tập luyện kết hợp với dinh dưỡng, cách sống phù hợp mới khỏe được.

Nhớ có lần ở Long An, tôi khuyên chị em ở tuổi mãn kinh hạn chế ăn những thực phẩm có nhiều cholesterol như lòng gà, lòng vịt, heo, gan, nhất la da heo quay… Một tuần sau mấy quán dọc bệnh viện, dọc cơ quan hội phụ nữ họ than ế vì không bán được lòng gà xào chua ngọt, bác sĩ Ngọc Phượng nhớ lại một kỷ niệm vui.

Khi nhắc đến những thiệt thòi mà phụ nữ Việt gặp phải, bác sĩ Ngọc Phượng nói, phụ nữ muốn đạt được cái gì cũng phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba nam giới. Mấy người bạn Pháp của tôi đã nói “Nói đến phụ nữ Việt Nam là nói đến sức mạnh”. Cho nên, chúng ta cần cố gắng để sống một cuộc đời có ý nghĩa, hạnh phúc. Và định nghĩa hạnh phúc của bác sĩ là sáng hồ hởi phấn khởi vô cơ quan làm việc, chiều hồ hởi phấn khởi về với gia đình.

Bác kể thêm, so với các nước khác, phụ nữ Việt giờ đã có vị trí khá tốt trong xã hội. Khi dạy bên Pháp, tôi thấy nhiều ông chồng ở bên ngoài tỏ ra ga lăng, chiều chuộng phụ nữ. Nhưng về nhà cũng tắm rửa thay đồ, đọc báo, vợ phải chuẩn bị cơm nước, chồng ăn xong chỉ bỏ chén bát vào máy rửa.

“Tôi rất thích câu nói: “không phải ai cũng có khả năng đạt được giải Nobel, hay giải Fields nhưng ai cũng có thể sống để cho cuộc sống này có ý nghĩa”, bác sĩ Phượng nhắc lại câu nói hay của Giáo sư Ngô Bảo Châu.

Bữa cơm tối hạnh phúc

ba tien giua doi thuong noi den phu nu viet nam la noi den suc manh
Bác sĩ Ngọc Phượng hướng dẫn cháu ngoại học bài.

Các thành viên trong gia đình bác sĩ Ngọc Phương đều rất bận rộn, con rể và con gái thứ bác Phượng hiện đang công tác tại 2 bệnh lớn của thành phố. Tuy nhiên, cả nhà vẫn duy trì thói quen cùng nhau ăn cơm tối.

Nói về điều này, bác Phượng chia sẻ, bận rộn mấy mọi người cũng phải ăn tối cùng nhau. Bữa cơm thường làm những món mà các thành viên thích. Có vậy mới giữ được hạnh phúc, sự hòa hợp trong gia đình. Các cháu ngoại dù ăn trước vẫn phải xuống ngồi uống sữa, uống nước hoặc ăn trái cây nói chuyện trong ngày cho ba má nghe.

Được biết, ngoài món tủ là bún riêu thì mắm Thái thường được bác sĩ Ngọc Phượng làm theo đơn “đặt hàng” của các đồng nghiệp trong bệnh viện.

ba tien giua doi thuong noi den phu nu viet nam la noi den suc manh
Niềm hạnh phúc tuổi già của bác sĩ Ngọc Phượng là được sum vầy bên con cháu sau một ngày bận rộn.

Kể thêm về tổ ấm của mình, bác Phượng nói, tôi có 4 đứa cháu ngoại, hai đứa bên Mỹ, nó mê Việt Nam lắm, đứa 10 tuổi đang học nói tiếng Việt. Các cháu có năng khiếu về âm nhạc, hè này về chơi muốn ngoại đưa đi học đàn tranh, đàn bầu. Chỉ vào những bức hình ngộ nghĩnh được tô vẽ khắp nhà, bác sĩ Phượng hạnh phúc nói, còn hai cháu ở Việt Nam thì đứa nhỏ nhất rất thích vẽ tranh và rất có khiếu về nghệ thuật.

Để có thời gian gần gũi với cháu ngoại nhiều hơn, bác Phượng đảm nhận việc đưa đón cháu đi học. Buổi sáng đúng 6 giờ hai bà cháu ra đường, cháu đến lớp, bà đi khám bệnh. Hiện tại, trừ những trường hợp người nhà bệnh nhân yêu cầu mổ còn lại bác để những đồng nghiệp trẻ thực hiện. “Tay họ khỏe hơn, mắt họ sáng hơn”, bác Phượng vui vẻ giải thích.

Nhìn lại quá trình đã đi qua, bác sĩ Ngọc Phượng tâm sự, trong khả năng có thể tôi đã cố hết sức để làm tròn trách nhiệm của một người đối với xã hội. Để trước khi nằm xuống không còn gì phải day dứt, ân hận vì những gì đã sống. Bác sĩ Phượng luôn tin rằng, làm bác sĩ thì ai cũng mơ ước đem lại hạnh phúc, sức khỏe cho bệnh nhân. Tôi ở vào hoàn cảnh may mắn, được đọc sách, tìm tòi ra giải pháp thì cố gắng thực hiện thôi.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.