Bạo lực sân cỏ leo thang ở V-League: Đừng để nỗ lực của U23 Việt Nam trở nên vô nghĩa

Những ai từng khóc khi nhìn các cầu thủ U23 Việt Nam nhận thất bại bi tráng trong trận chung kết U23 châu Á đầu năm hẳn sẽ một lần nữa rơi nước mắt khi nhìn họ nằm sân đau đớn với "bài vỡ lòng" của V-League: bạo lực sân cỏ.

Đã có thời gian, bóng đá Việt Nam được biết đến với tiêu cực, với những pha bóng giàu bạo lực và thiếu tính thể thao, với những tình huống "nhuốm màu" dàn xếp tỉ số và những lùm xùm liên quan tới trọng tài nhiều hơn là sự hấp dẫn của giải vô địch quốc gia "số 1 Đông Nam Á".

Nhưng rồi, nhờ kì tích của U23 Việt Nam tại Thường Châu hồi đầu năm, nhờ bàn tay gạt tuyết của Văn Thanh, nhờ siêu phẩm của Quang Hải, nhờ những pha cản phá penalty "thần thánh" của Tiến Dũng hay nụ cười hiền khô của Xuân Mạnh khi bị trọng tài thổi 11m oan uổng (trận gặp U23 Iraq ở tứ kết), NHM trở lại với bóng đá nội, và chờ đợi màn trình diễn của các cầu thủ trẻ mỗi cuối tuần.

Sự chờ đợi của khán giả không chỉ đơn thuần là được theo dõi bước trưởng thành của từng cá nhân những tuyển thủ lứa tuổi Olympic đã từng sống dậy tinh thần dân tộc tại giải vô địch U23 châu Á, mà ở đó còn chứa đựng sự hi vọng về tương lai của bóng đá Việt Nam, nơi bạo lực, tranh cãi sẽ nhường bước cho bóng đá duy mỹ, "tận tâm tận lực", fair-play.

bao luc san co leo thang o v league dung de no luc cua u23 viet nam tro nen vo nghia
Nhờ "kì tích U23", V-League nói riêng và bóng đá Việt Nam được quan tâm nhiều hơn

Sự chờ đợi đó còn mang tới thông điệp khác, đó là NHM chỉ phản đối thứ bóng đá xấu xí, chứ không bao giờ quay lưng với bóng đá trong nước nếu ở đó có sự cống hiến, hấp dẫn và tinh thần chiến đấu cao thượng.

Nhưng những ai đã quá kì vọng vào sự "thay da đổi thịt" ngay lập tức của bóng đá nước nhà sau thành công ngoài mong đợi của thầy trò Park Hang-seo tháng 1 vừa qua có lẽ đã phải xem lại.

Liên tiếp trong thời gian qua, V-League chứng kiến những pha bóng nghèo kĩ thuật nhưng đầy... tính võ thuật. Có thể kể đến pha bóng "giận cá chém thớt", lao vào đá Matias Nicolas (TP.HCM) ở vòng 19 vì không cản phá thành công phạt đền của thủ thành Văn Hưng (SHB Đà Nẵng), hay tình huống mà cả đội Bà Rịa - Vũng Tàu lao vào hỗn chiến, đuổi đánh trọng tài vì nghĩ rằng bị xử ép (trong trận tranh suất lên hạng Nhất gặp Phố Hiến).

bao luc san co leo thang o v league dung de no luc cua u23 viet nam tro nen vo nghia
Thủ thành Văn Hưng (SHB Đà Nẵng) bị treo giò 4 trận cùng với khoản phạt 20 triệu đồng vì phạm lỗi với tiền đạo Matias Nicolas ở vòng 19

Gần đây nhất là pha vào bóng cao chân đầy thô bạo của Sầm Ngọc Đức (CLB TP.HCM) đối với Thế Hưng (CLB Than Quảng Ninh). Một cái gầm giầy găm vào giữa ngực được đổi bằng một thẻ đỏ trực tiếp dành cho hậu vệ mang áo số 7 của đội chủ nhà TP.HCM, và án phạt có thể sẽ không dừng lại ở việc treo giò 2 trận.

bao luc san co leo thang o v league dung de no luc cua u23 viet nam tro nen vo nghia
Tình huống cao chân đạp thẳng vào ngực của Sầm Ngọc Đức với Thế Hưng của Than Quảng Ninh

Khi chứng kiến chuỗi động tác của những môn võ được "áp dụng" vào giải vô địch quốc gia trong thời gian qua, nhiều khán giả sẽ tự đặt ra câu hỏi: "số phận" của những Xuân Trường, Công Phượng, Văn Đức, Xuân Mạnh sẽ như thế nào khi được đưa về môi trường bóng đá thiếu tính chuyên nghiệp như V-League?

Và rồi cũng không tốn quá nhiều thời gian để tìm ra câu trả lời. Nhưng đáng buồn, những ai đã khóc cho U23 Việt Nam hồi đầu năm sẽ một lần nữa phải rơi nước mắt khi nhìn các cầu thủ trẻ học "bài vỡ lòng" khi đá V-League mang tên: bạo lực sân cỏ.

Văn Đức, cầu thủ chơi rất nổi bật tại giải U23 châu Á, đã trở thành nạn nhân rõ ràng nhất của những pha chặt chém khi vòng 1/8 Cup quốc gia, tiền vệ của SLNA bị đàn anh Sầm Ngọc Đức vào bóng bằng 2 chân rồi nằm sân đau đớn.

bao luc san co leo thang o v league dung de no luc cua u23 viet nam tro nen vo nghia
Văn Đức trở thành nạn nhân của "đặc sản V-League"

Đồng đội của Văn Đức tại cả CLB chủ quản và trên tuyển Olympic Việt Nam - Xuân Mạnh, cũng phải "đi tắm sớm" khi bị cầu thủ đối phương phạm lỗi khá thô (trận SLNA gặp HAGL vòng 20 VĐQG).

Nhưng điều khiến NHM lo lắng nhất, đó là những chân sút đã từng ra sân với sự chân phương có thể bị nhiễm "thói hư" của V-League một cách thụ động.

Công Phượng, cầu thủ từng chỉ biết cười trừ khi bị ăn cùi chỏ của đối phương lại sẵn sàng lao đến ăn thua đủ khi bị khiêu khích. "Messi của Việt Nam" thời gian qua đã "ăn thẻ" nhiều hơn ghi bàn, rồi bị chính dư luận (từng tung hô mình) lên án vì hành vi không đẹp với Văn Thuận (TP.HCM) và những lời lẽ thiếu văn minh với đồng đội trên tuyển quốc gia là Tuấn Mạnh (Sana Khánh Hòa) ở vòng 19 V-League.

bao luc san co leo thang o v league dung de no luc cua u23 viet nam tro nen vo nghia
Công Phượng đã mất đi sự chân chất khi thi đấu trong môi trường V-League

Người bị thiệt hại nhiều nhất, vẫn là những cầu thủ trẻ và NHM. Khán giả không còn được chứng kiến những pha bóng đẹp mắt, giàu cảm xúc mà thay bằng những tình huống phạm lỗi theo kiểu "tiều phu đốn củi" tra tấn thị giác. Những đôi chân của những ngôi sao U23 từng thi đấu không biết mệt mỏi tại giải vô địch châu Á lại mỏng manh trước những pha vào bóng bằng cả hai chân đã thành đặc sản của V-League. Những cái đầu hiền lành từng chỉ biết đến trái bóng lại sớm bị ảnh hưởng bởi tật xấu chưa thể thay đổi của giải vô địch quốc gia.

Bạo lực là một căn bệnh nan y, và nó chỉ được chữa trị dứt điểm khi có sự cộng hưởng của sự kiên trì và một liều thuốc đủ mạnh. Cú hích mang tên U23 Việt Nam có lẽ mới chỉ mang đến thành tựu tại một giải đấu, sự nổi tiếng cho các tuyển thủ và sự quan tâm của khán giả với bóng đá trong nước, chứ chưa tạo thành một đòn bẩy đủ sức nặng để đưa V-League nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung lên tầm chuyên nghiệp trong một sớm một chiều. Liều thuốc chữa bạo lực phải đến từ Liên đoàn với những án phạt thẳng tay, giàu tính răn đe hơn, và sự thay đổi nhận thức của cầu thủ để giảm thiểu những hành vi xấu chơi, phá nát "cần câu cơm" của đồng nghiệp.

Nỗ lực của U23 Việt Nam đã mang đến những dấu hiệu tích cực về niềm tin của NHM với bóng đá nội, nhưng nó có thể sẽ bị phá hủy nếu tình trạng "bỏ bóng đá người" vẫn cứ tiếp diễn. Đừng để mồ hôi và máu của Xuân Trường, Công Phượng, Quang Hải hay Tiến Dũng đã rơi tại Thường Châu trở nên vô nghĩa!

bao luc san co leo thang o v league dung de no luc cua u23 viet nam tro nen vo nghia Cận cảnh pha 'bỏ bóng đá người' kinh hoàng của Sầm Ngọc Đức với cầu thủ Than Quảng Ninh

Trong trận CLB TP.HCM gặp Than Quảng Ninh vòng 20 V-League, Sầm Ngọc Đức đã có hành vi phi thể thao khi cao chân đạp ...

bao luc san co leo thang o v league dung de no luc cua u23 viet nam tro nen vo nghia Kết quả SLNA vs HAGL, vòng 20 V-League 2018: Sao U23 tỏa sáng, SLNA có chiến thắng thứ 8 liên tiếp

Kết quả SLNA vs HAGL lúc 17h00 ngày 21/7, vòng 20 V-League 2018: Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng cũng sẽ là màn so ...

bao luc san co leo thang o v league dung de no luc cua u23 viet nam tro nen vo nghia Cập nhật kết quả bốc thăm lại chia bảng bóng đá nam ASIAD 2018: U23 Việt Nam gặp khó?

Do ban tổ chức liệt kê thiếu trong danh sách những đội bóng sẽ tham gia ASIAD 2018 mà các đội tuyển buộc phải đợi ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.