Báo nước ngoài nói gì về cái bắt tay giữa hai tỉ phú Việt Nam Phạm Nhật Vượng và Nguyễn Đăng Quang?

Thương vụ bạc tỉ sẽ giúp Vingroup tập trung hơn vào công nghệ - tờ Nikkei Asian Review bình luận.
https%3A%2F%2Fs3-ap-northeast-1

Thương vụ bạc tỉ sẽ giúp Vingroup tập trung hơn vào công nghệ - tờ Nikkei Asian Review bình luận. (Ảnh: Nikkei).

Hai tập đoàn hàng đầu của Việt Nam là Vingroup và Masan Group đã đồng ý hợp nhất các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và bán lẻ của họ, trong một thông báo phát đi hôm thứ Ba (3/12). 

Cái bắt tay được cho sẽ tạo ra một công ty bán lẻ lớn nhất của Việt Nam, tờ Nikkei viết.

Masan sẽ nắm quyền kiểm soát các công ty như VinMart, VinMart+ , trong khi Vingroup vẫn sẽ là cổ đông. Vingroup - tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam sẽ "rảnh tay" dồn sức cho công nghệ và sản xuất xe hơi.

Hai ông lớn đã đồng ý hợp nhất các doanh nghiệp thông qua hoán đổi cổ phần. Cả hai đều từ chối cung cấp bất kì chi tiết nào của thoả thuận ngoài việc cho biết họ đang phải tiến hành các quy trình pháp lí để hợp nhất.

Công ty được sáp nhập sẽ sở hữu một mạng lưới gồm hơn 2.600 cửa hàng bán lẻ trên cả nước, trong đó bao gồm 115 siêu thị VinMart và hơn 2.400 cửa hàng tiện lợi VinMart+ hiện do Vingroup vận hành.

Masan là công ty dẫn đầu thị trường Việt Nam trong các mặt hàng tiêu dùng, như nước tương, nước mắm và mì ăn liền, chiếm 40% thị trường nội địa trong nước. 

Công ty đã công bố doanh thu ròng 12.300 tỉ đồng, tương đương 534 triệu USD và lợi nhuận sau thuế 2.500 tỉ đồng trong giai đoạn từ 1-9/2019.

Đặc biệt, tập đoàn SK Hàn Quốc là một nhà đầu tư ở cả hai công ty. SK đã đầu tư 1 tỉ USD vào Vingroup hồi tháng 5/2019, ngay sau khi tập đoàn này đầu tư 470 triệu USD vào Masan tháng 9/2018.

Đối với Vingroup, việc sáp nhập này phù hợp với tham vọng của tập đoàn, đó là trở thành một trong những nhà sản xuất công nghệ hàng đầu của đất nước. Công ty gần đây đã bắt đầu sản xuất TV, sau khi ra mắt thương hiệu điện thoại thông minh Vsmart vào năm ngoái và trình làng thương hiệu xe hơi Việt VinFast vào tháng 6 năm nay.

Các nhà quan sát trên thị trường cho biết cái gật đầu của hai ông lớn sẽ giúp Vingroup cắt giảm tổn thất trong lĩnh vực bán lẻ. 

Đáng chú ý, chuỗi bán lẻ điện tử VinPro không nằm trong thoả thuận với Masan.

Vingroup đã công bố doanh thu 121.800 tỉ đồng với lợi nhuận ròng 6.000 tỉ đồng trong năm 2018.

"Vingroup quyết định thay đổi chiến lược phát triển để tập trung vào ngành công nghệ", Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Vingroup Nguyễn Việt Quang, nói. Ông cho biết tập đoàn đã ra mắt các doanh nghiệp sản xuất ô tô và điện thoại thông minh "với tham vọng mở rộng ra toàn cầu".

"Chúng tôi phải tối ưu hoá tất cả các nguồn lực để quốc tế hoá hai doanh nghiệp này", ông nói thêm.

Vào tháng 9/2019, tổ chức đánh giá doanh nghiệp Standard & Poor's đã điều chỉnh tham vọng của mình đối với Vingroup, từ "ổn định" thành "tiêu cực" trước tình trạng nợ gia tăng khi tập trung nguồn lực cho tham vọng của mình.

Vào tháng 6 năm nay, ông Quang cho biết tập đoàn cũng đã từ chối đánh giá của Fitch Rating, bởi vì họ đang gia tăng đầu tư vào các phân khúc mới, bao gồm cả ô tô và công nghệ cao.

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.