Bắt ông Phan Văn Vĩnh: Nếu không quyết tâm, làm sao moi được vụ việc tày trời

Người dân tự hỏi, nếu ông Vĩnh, ông Hóa chưa nghỉ hưu, nếu không có ai đó dám lên tiếng, nếu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước không quyết tâm chống tội phạm tham nhũng … thì liệu ai có thể “moi” ra vụ việc tày trời như vậy?"
bat ong phan van vinh neu khong quyet tam lam sao moi duoc vu viec tay troi

Đây là quan điểm của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội) khi trả lời PV báo điện tử Infonet xung quanh câu chuyện cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an vừa bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra hành vi liên quan đến đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Ông Vĩnh bị khởi tố theo quy định tại khoản 3, Điều 281 - Bộ luật Hình sự năm 1999 với tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng "Tôi nghĩ có thể phạm vi còn rộng hơn nếu cơ quan điều tra tiếp tục đi sâu xem xét các khía cạnh vụ việc. Nhiều cử tri đã thất vọng trước những vụ việc tham nhũng có cán bộ trong lực lượng chấp pháp ngành công an vướng vào.

Đành rằng các cụ có câu “con sâu bỏ rầu nồi canh”, vẫn còn rất nhiều những cán bộ công an chân chính, hi sinh vì dân. Nhưng kẻ xấu lại có khả năng che đậy, đe dọa người khác để che đậy, phạm tội để che giấu… rất tinh vi, nhiều thủ đoạn.

Người dân tự hỏi, nếu ông Vĩnh, ông Hóa chưa nghỉ hưu, nếu không có ai đó dám lên tiếng, nếu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước không quyết tâm chống tội phạm tham nhũng … thì liệu ai có thể “moi” ra vụ việc tày trời như vậy?"

Về nguyên nhân, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nói, ở đây có hai vấn đề có liên quan: thứ nhất là sự tu dưỡng, rèn luyện của cá nhân một số người có chức có quyền, hai là, công tác cán bộ có nhiều sơ hở, thiếu sót nghiêm trọng, từ khâu lựa chọn, bổ nhiệm, giám sát… Nhiều cử tri nói, có thể họ đã bằng mọi cách tạo ra được vỏ bọc và chiếm được sự tin cậy của cấp lãnh đạo và anh em đồng nghiệp. Nhiều người phải chịu liên đới trách nhiệm trong việc này.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cũng cho rằng: "Chúng ta sợ nhất “căn bệnh” báo cáo sai, báo cáo láo hoặc tìm cách che đậy sai phạm, nể nang, cho qua những khuất tất, lỗi lầm của cán bộ. Hơn nữa, nó còn có nguồn gốc từ việc “nhóm lợi ích” hay “tập đoàn tội phạm” đã tính toán tất cả các biện pháp che đậy, xóa dấu vết vì họ là người có thẩm quyền cao hoặc có quyền duy nhất sở hữu thông tin, hoặc tự tin tưởng như không ai dám động đến (Vũ "nhôm”, “Út Bộ trưởng”, “Vĩnh Tổng cục”, “Thanh Hóa đại ca”)… Không ngẫu nhiên có các “biệt danh” ngộ nghĩnh như vậy, nó đều có nguồn gốc.

Chúng ta có nhưng chưa nhiều những người bản lĩnh, dám tuyên chiến với tiêu cực, nhũng nhiễu. Nếu cấp ủy, chính quyền có quyết tâm chính trị cao, nếu có cán bộ được rèn luyện bản lĩnh chiến đấu với tiêu cực, tham nhũng thì câu chuyện sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực, cuộc chiến chống tiêu cực, tham nhũng sẽ được “bẻ ghi” sang hướng thuận lợi hơn, hiệu quả cao hơn, từ đó xúc tác cho niềm tin công chúng mạnh mẽ hơn".

Để xử lý nghiêm và ngăn chặn tham nhũng, cán bộ lợi dụng chức vụ quyền hạn, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, với những vụ việc đã bị đưa ra pháp luật, cần xử lý thật nghiêm khắc, tước hết mọi tài sản, quyền lợi mà những cán bộ này đã kiếm chác bằng mánh khóe, lợi dụng chức vụ quyền hạn. Tiếp đó là tuyên truyền cho những cán bộ, chiến sỹ khác về “tấm gương hoen ố”, “hình ảnh tội lỗi” để họ rút kinh nghiệm chung. Các cơ quan hãy coi đó là bài học đau xót để cảnh tỉnh về công tác cán bộ của mình.

Bên cạnh đó, quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ giữ trọng trách trong bộ máy nhà nước. Cơ quan dân cử, nhất là Quốc hội cần tiến hành giám sát chặt chẽ chất lượng cán bộ, công chức, viên chức - những người thực thi pháp luật. Mặt trận, các tổ chức thành viên của Mặt trận, báo chí, Nhân dân cần phát huy hơn nữa vai trò giám sát giúp cho Nhà nước làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Cần phải xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước theo tính chất, mức độ vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ.

Không để có “vùng cấm”, hoặc “vùng ưu tiên” trong bất kỳ lĩnh vực nào, bất kỳ ai. Trong thời gian tới, cần triển khai quyết liệt quy định của Đảng về công tác kiểm tra, xử lý đảng viên sai phạm, tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Riêng đối với lực lượng công an nhân dân, tôi hy vọng khi triển khai Đề án tổ chức lại bộ máy trong thời gian tới sẽ có điều kiện rà soát, thanh lọc, làm trong sạch đội ngũ cán bộ để củng cố lòng tin của Đảng, của Nhân dân.

bat ong phan van vinh neu khong quyet tam lam sao moi duoc vu viec tay troi Hàng xóm bất ngờ khi ông Phan Văn Vĩnh bị bắt, khám nhà

Trong tối ngày 6-4, khi lực lượng công an khám nhà cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh, nhiều người sống ...

bat ong phan van vinh neu khong quyet tam lam sao moi duoc vu viec tay troi Cận cảnh nơi cựu tổng cục trưởng Phan Văn Vĩnh ở trước khi bị bắt

Ngôi nhà tại Nam Định, nơi cựu tổng cục trưởng Cảnh sát Phan Văn Vĩnh ở trước khi bị bắt, khá đặc biệt với 3 ...

bat ong phan van vinh neu khong quyet tam lam sao moi duoc vu viec tay troi Vụ đường dây đánh bạc nghìn tỷ: Tướng Phan Văn Vĩnh liên quan thế nào?

Ngày 6/4, Công an tỉnh Phú Thọ ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phan Văn Vĩnh (SN 1955, nguyên Trung ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.