Trong khi lạc đà có thể uống tới 32 gallon nước (tương đương 121 lít nước) chỉ trong vòng chưa đầy 15 phút, thì những chiếc bướu trên lưng của chúng thì lại hoàn toàn không có chức năng chứa nước ở trong đó.
Thay vào đó, chức năng của chiếc bướu trên lưng của lạc đà dùng để lưu trữ chất béo, chúng cho phép loài vật này có thể tồn tại trên sa mạc nhiều ngày khi thức ăn khan hiếm.
Lạc đà có thể sống sót một tuần mà không cần uống nước và vài tháng mà không cần tới thức ăn trong điều kiện khô hạn và nhiệt độ cao của sa mạc.
Trên thực tế, một con lạc đà trưởng thành có thể dự trữ được 80 pound chất béo ( tương đương 36kg) trong cái bưỡu của mình.
Khi phải dùng đến nguồn chất béo dự trữ này, chiêc bướu của lạc đà sẽ bị giảm kích thước và cong sang một bên, còn khi chúng được ăn uống no đủ thì chiếc bướu sẽ luôn căng phồng và dựng đứng lên.
Lý do tại sao lạc đà lưu trữ chất béo trên lưng mà không phải ở bộ phận nào khác trên cơ thể bởi chiếc bướu của lạc đà còn có chức năng giúp cho con vật này cách nhiệt và bảo vệ chúng khỏi bức xạ mặt trời, theo Lunds Universitet ở Thụy Điển.
Màu da sáng của loài lạc đà khiến cho hấp thụ nhiệt bị giảm thiểu và lỗ mũi có thể khép lại hoàn toàn để khỏi bị mất nước.
Lạc đà còn có lông mi siêu dài và mí mắt bên trong để có thể bảo vệ chúng khỏi cát sa mạc.
Lạc đà là động vật có thể thể hiện nhiều cử chỉ khác nhau bằng đầu, cổ, tai và đuôi để giao tiếp với đàn.
Chúng cũng thổi vào mặt nhau như một cách chào hỏi nhau. Lạc đà con được sinh ra không có bướu.
Lạc đà hai bướu đang bị đe dọa nghiêm trọng. Một con có tên Zehra được sinh ra tại Sở thú Toledo ở Ohio vào năm 2018 và là con lạc đà Bactrian đầu tiên được sinh ra trong điều kiện nuôi nhốt trong lịch sử gần đây.
Loài lạc đà này có nguồn gốc từ Trung và Đông Á, và hiện có khoảng dưới 1.000 con đang tồn tại ngoài tự nhiên.