Bệnh mạn tính: Không để thiếu thuốc trong dịp Tết

Ngày Tết bệnh mạn tính thường tái phát do ăn uống không điều độ, nhiều thịt, mỡ, bánh kẹo, thêm vào đó có đủ đầy các loại rượu, bia. Vì vậy, người bệnh cần chú ý chuẩn bị đủ thuốc, nhất là vào dịp Tết.

Những bệnh mạn tính nào thường xảy ra vào dịp Tết?

Không ít người trong chúng ta thường mang trong mình bệnh mạn tính, thậm chí nhiều bệnh, đặc biệt là người đã có tuổi. Vào dịp cuối năm thường có nhiều cỗ, tiệc với những lý do khác nhau (liên hoan tổng kết, cưới hỏi, tất niên) việc ăn nhiều chất đạm, mỡ, uống nhiều loại nước có cồn càng dễ làm cho bệnh mạn tính tái phát, nặng thêm, thậm chí gây nguy hiểm.

Đó là bệnh tăng huyết áp (THA), do phải tiếp khách nhiều, ăn uống thất thường, được mời uống nhiều trà, rượu, hút thuốc lá... khiến người bệnh dễ quên uống thuốc hoặc thuốc uống vào mất tác dụng do rượu, bia... làm bệnh tăng nặng, thậm chí tăng đột biến gây nguy hiểm.

Hay bệnh hen suyễn, khi bị lạnh lại uống nhiều bia, rượu càng dễ làm cho bệnh tái phát, thậm chí cơn hen cấp, nếu không có thuốc dùng ngay có thể dẫn đến nguy kịch đến tính mạng.

benh man tinh khong de thieu thuoc trong dip tet Bộ Y tế yêu cầu tăng cường trực cấp cứu, khám chữa bệnh dịp Tết

Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu giám đốc các bệnh viện, cơ sở y tế ...

Dịp Tết, một số người mắc bệnh viêm, loét dạ dày- tá tràng, viêm đại tràng mạn, hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản thường có nguy cơ tái phát do ăn uống không điều độ, uống rượu bia rất dễ xuất hiện cơn đau cấp tính, thậm chí chảy máu dạ dày- tá tràng hoặc thủng dạ dày. Những người mắc bệnh gan mạn tính, uống bia, rượu và ăn nhiều mỡ càng làm cho bệnh nặng thêm, men gan tăng cao.

Bệnh về xương khớp (thoái hóa khớp) uống nhiều rượu, bia, ít vận động cũng là điều bất lợi cho bệnh, đặc biệt bệnh gút. Vào dịp Tết, bệnh gút thường xuất hiện ở người mắc bệnh tiềm tàng (chưa xuất hiện triệu chứng) và cả bệnh gút mạn tính tái phát, nếu uống bia, rượu, ăn nhiều thịt, hải sản, phủ tạng động vật bệnh sẽ tái phát cấp tính.

benh man tinh khong de thieu thuoc trong dip tet Tổ chức các điểm bán thuốc 24/24 dịp Tết Nguyên đán

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ban hành công văn số 76 đề nghị Sở y tế các địa phương, các cơ sở ...

Bên cạnh đó, các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng mạn tính, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khi uống nhiều rượu bia, kèm theo thời tiết lạnh bệnh dễ tái phát và tăng nặng.

Đối với bệnh đái tháo đường nếu ăn nhiều chất bột (xôi, bánh chưng, bánh kẹo…) và uống rượu bia đường huyết chắc chắn sẽ tăng vọt, vô cùng nguy hiểm.

Và những thuốc cần chuẩn bị trong dịp Tết

benh man tinh khong de thieu thuoc trong dip tet
Ngoài chuẩn bị cho ngày tết người mắc bệnh mạn tính cần chuẩn bị đủ thuốc.

Thuốc chuẩn bị là thuốc thường ngày đã được bác sĩ kê đơn. Để chuẩn bị cho Tết, người mắc bệnh mạn tính nào cần chuẩn bị đủ thuốc cho loại bệnh đó. Với bệnh THA có nhiều nhóm thuốc khác nhau (ức chế men chuyển, ức chế kênh can xi, ức chế bêta, thuốc giãn mạch…), nếu thường ngày dùng loại nào không có tác dụng phụ, nên chuẩn bị thêm loại đó, không tự động thay nhóm thuốc, bởi vì, thuốc điều trị THA, nhóm nào cũng có tác dụng không mong muốn, thích hợp với người này nhưng không phù hợp với người khác.

Với thuốc điều trị dạ dày cũng cần chuẩn bị thêm theo đơn có sẵn, nhất là loại ức chế bơm proton. Loại này có 5- 6 thế hệ, tác dụng được tăng dần từ thế hệ 1 đến thế hệ thứ 5, 6 (omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol, rabenprazol, esoprazol, gần đây có thêm tenatoprazol, dexlanzoprazol và ilaprazol). Vì vậy, cần mua đúng loại theo đơn có sẵn, không nên tự động mua khác loại thế hệ của thuốc.

Với thuốc điều trị hen suyễn, cũng vậy bởi thuốc điều trị hen có nhiều loại, đặc biệt có loại vừa điều trị cắt cơn hen vừa có tác dụng phòng cơn hen (thuốc xịt hoặc hít) và các loại thuốc uống có cơ chế tác dụng khác nhau.

Để phòng ngừa bệnh hô hấp tái phát khác (viêm mũi họng, viêm phế quản mạn tính…) nên chuẩn bị sẵn vài lọ thuốc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (loại này có thể nhỏ mắt), si rô bricanyl. Loại này vừa điều trị hen cho trẻ em và người lớn vừa có tác dụng giảm xuất tiết trong viêm họng, phế quản cấp và mạn tính.

Bên cạnh đó nên chuẩn bị một số thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol từ hàm lượng thấp đến cao (80mg, 125mg, 150mg, 250mg và 500mg) để dùng cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt lưu ý với người THA không được uống viên sủi (efferalgan) và khi đã dùng paracetamol đơn chất hay kết hợp (decolgen, tiffy, coldacmin…), dứt khoát không uống rượu, bia vì sẽ rất độc với gan.

Đề phòng bị rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy) nên chuẩn bị smecta khoảng vài chục gói hoặc thêm berberin…. Đây là các loại thuốc thông dụng, có hiệu quả với tiêu chảy thường và dùng được cho trẻ em và người lớn.

Người mắc bệnh gút, cần chuẩn bị allopurinol là quan trọng nhất, bên cạnh đó cũng cần mua thêm vài liều colchicin, indomethacin để sử dụng khi lên cơn gút cấp. Tuy nhiên colchicin cần dùng đúng liều chỉ định, nếu dùng quá liều sẽ bị ngộ độc phải cấp cứu trong ngày Tết là điều đáng buồn.

Các bệnh đau lưng, mỏi gối, đau nhức khớp xương nên chuẩn bị một số thuốc giảm đau khớp như mobic, indometacin… hoặc thuốc xoa bóp khớp (deepheat, felden…). Tuyệt đối không chuẩn bị thuốc kháng sinh.

Ngoài chuẩn bị thuốc, người bị bệnh mạn tính cần chú ý ăn, uống kiêng (tùy theo bệnh mà kiêng), ví dụ THA cần kiêng rượu, bia, thịt, mỡ; gút ngoài kiêng rượu bia, hạn chế ăn thịt đỏ, phủ tạng, thịt, hải sản; bệnh đường ruột cần kiêng chua, cay, cà phê, thuốc lá, không ăn thức ăn đã nguội lạnh.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.