Trong một tòa nhà trang trí nghệ thuật ở trung tâm thành phố Brussels (Bỉ), các nhà khoa học hàng đầu của Bỉ họp hàng ngày để thông báo về số ca tử vong vì Covid-19. Mặc dù chỉ có 11 triệu dân, nhưng số ca tử vong vì đại dịch ở Bỉ lại nhiều hơn cả Trung Quốc. Với khoảng 57 trường hợp tử vong trên 100.000 dân, Bỉ có tỉ lệ tử vong trên đầu người cao nhất thế giới, gấp gần 4 lần so với Mỹ.
Theo các quan chức Bỉ, lí do đằng sau những con số khủng khiếp này không phải vì các bệnh viện bị quá tải, nơi có 43% số giường chăm sóc đặc biệt bị bỏ trống ngay cả khi đang ở trong đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng y tế, mà là do sự khắt khe của quốc gia này.
Không giống như nhiều quốc gia khác, Bỉ - nơi tụ họp của các tổ chức hàng đầu Liên minh châu Âu, đã thống kê các trường hợp tử vong tại các viện dưỡng lão, kể cả khi không có ca bệnh nhiễm trùng được xác nhận.
"Chúng tôi thường nhận được những lời chỉ trích gay gắt về việc làm cho nước Bỉ trở nên tệ hơn, nhưng chúng tôi lại nghĩ theo hướng ngược lại". Ông Steven Van Gucht, người đứng đầu bộ phận bệnh truyền nhiễm virus tại Viện sức khỏe cộng đồng Sciensano, trả lời trong khi đang duy trì khoảng cách 1,5 mét cần thiết.
"Nếu bạn muốn so sánh số lượng các ca tử vong của chúng tôi với nhiều quốc gia khác, về cơ bản bạn phải cắt giảm một nửa trong số đó".
Thể hiện bức tranh rõ ràng hơn
Có khoảng 95% trường hợp tử vong do Covid-19 tại các viện chăm sóc người cao tuổi được chẩn đoán, nhưng Bỉ đã đưa ra quyết định tính cả những người có biểu hiện triệu chứng, lẫn những người đã từng tiếp xúc với họ. Mục tiêu là để có được một bức tranh rõ ràng hơn về sự bùng phát dịch bệnh, và hiển thị rõ các điểm nóng mục tiêu tốt hơn.
Cứ mỗi khi bắt đầu cuộc họp giao ban tại Dinh thự Palais, Ủy ban châu Âu lại không ngừng chỉ trích về vấn đề này, các quan chức Bỉ đã nêu chi tiết về số liệu thống kê trong ngày bằng tiếng Pháp và tiếng Hà Lan. Họ đã khoanh vùng cả những ca tử vong bên ngoài bệnh viện, lên tới khoảng một nửa trên tổng số.
Tác động của bệnh dịch đối với những người dễ bị tổn thương ở viện chăm sóc sức khỏe là một vấn đề đang ngày càng nan giải.
Theo Agoritsa Baka, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu: Phía châu Âu hiểu rằng họ sẽ cần nhiều máy thở và khả năng chăm sóc tích cực hơn khi virus "vượt biên" ra khỏi Trung Quốc, nhưng lại không thể dự đoán trước tác động của nó tới các viện dưỡng lão.
"Đây là một thảm họa", bà nói. "Chúng ta đã không nhận ra Covid-19 sẽ tàn phá đến mức nào nếu chúng xâm nhập vào nhóm người này".
Không phải tất cả các quốc gia châu Âu đều đo lường tác động theo cùng một phương thức, có nghĩa số ca tử vong do Covid-19 là hàng ngàn người ở quốc gia này có khả năng sẽ cao hơn so với con số chính thức là hơn 110.000 ở quốc gia khác.
Hậu quả của thực tiễn không đồng đều được minh chứng tại Pháp. Khi nước này báo cáo dữ liệu từ một số viện dưỡng lão lần đầu tiên vào đầu tháng 4, số trường hợp tử vong ở đây cao gần gấp đôi so với ở bệnh viện.
Tuần trước, Tây Ban Nha đã phải điều chỉnh lịch sử dữ liệu của mình, sau khi vùng Catalonia bắt đầu tính cả những người có triệu chứng nhưng không cho kết quả dương tính với virus. Tuần này, một đài truyền hình địa phương báo cáo rằng hơn 6.800 người già đã chết trong các viện dưỡng lão tại Tây Ban Nha, họ có triệu chứng của bệnh nhưng không được ghi lại trong dữ liệu chính thức.
Tỉ lệ tử vong thấp một cách bất thường ở Đức có thể là do nước này chỉ tính những trường hợp tử vong có xét nghiệm dương tính với virus.
Những sự khác biệt như vậy xuất hiện trong một khái niệm gọi là "tỉ lệ tử vong dư thừa" (excess mortality), số lượng ca tử vong nhiều hơn so với mức thông thường (đã có xét nghiệm dương tính). Ở Bỉ, trung bình năm chỉ có hơn 300 người chết mỗi ngày, nhưng năm nay con số này đã nhảy vọt lên gần 600.
Một dự án có tên euroMOMO, ban đầu được phát triển để đo lường quy mô của dịch cúm, hiện dự án này đang được sử dụng để theo dõi tác động của Covid-19 ở châu Âu.
Công cụ tính toán của Bỉ đồng nghĩa với việc gần như tất cả các trường hợp tử vong đều được tính trong một tuần nhất định, trong khi nước láng giềng Hà Lan có khoảng 1.000 trường hợp tử vong không xác định. Tại một số quốc gia, trong số liệu ghi nhận các trường hợp tử vong do Covid-19 có tới khoảng 1/6 trong số đó là tỉ lệ tử vong dư thừa.
Việc theo dõi tốt hơn có thể giúp cải thiện phản ứng của châu Âu để đối phó với dịch bệnh, đặc biệt là khi khu vực này đang dần nới lỏng các lệnh hạn chế phong tỏa, có khả năng làm tăng nguy cơ bùng phát làn sóng lây lan virus thứ hai. Các quy trình phối hợp cũng có thể xoa dịu căng thẳng khi châu Âu tìm cách nỗ lực phục hồi.
Pascal Canfin, Chủ tịch Ủy ban y tế và môi trường của Nghị viện EU, cho biết: "Chúng tôi vẫn đang ở trong một tình thế các số liệu thống kê không cùng tính theo một cách. Điều này dẫn đến việc nhận thức khác nhau về cuộc khủng hoảng".
Theo ông Van Gucht, thế giới không nên quá tập trung vào Bỉ, vì ít nhất mức độ của vấn đề đã được biết đến. "Khi bạn có một hệ thống giám sát tốt, bạn sẽ báo cáo rất nhiều trường hợp. Các quốc gia đang không báo cáo hoặc báo cáo với số lượng thấp nên tự lo lắng về vấn đề này".
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020