Bí kíp trở thành doanh nghiệp thành công trong thời Covid-19

Đại dịch Covid-19 kéo dài suốt nhiều tháng khiến nền kinh tế thế giới trở nên điêu đứng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang vùng vẫy, tìm kiếm lối thoát trước những căng thẳng này.
Trở thành doanh nghiệp thành công trong thời Covid-19 - Ảnh 1.

(Hình minh họa: ThinkstockPhotos)

Trang Entrepreneur đã chia các doanh nghiệp trong thời điểm này thành ba loại.

Đầu tiên là những doanh nghiệp đang trong tình trạng "dẫm trên lớp băng mỏng" tại thời điểm này. Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho một số doanh nghiệp này gần như bằng không, nếu so với các cuộc khủng hoảng trước đây do nền kinh tế thế giới đi xuống. Nhiều trong số các doanh nghiệp này có liên quan đến lĩnh vực du lịch, hoặc tổ chức sự kiện. 

Thứ hai là các doanh nghiệp chuyển hướng chiến lược, tức là các doanh nghiệp đã đánh mất lượng khách hàng hiện tại, và họ cần phải chuyển hướng đến một cơ sở khách hàng mới hoặc một sản phẩm hoàn toàn mới. Đôi khi họ có thể chỉ tập trung nhiều hơn vào một phân khúc nhất định về khách hàng tiềm năng. Hoặc khó hơn là tạo ra hẳn một kênh mới, kinh doanh loại sản phẩm hoặc dịch vụ khác. 

Và cuối cùng, loại thứ ba là những người chiến thắng - các doanh nghiệp đang phát triển mạnh trong môi trường này. Chẳng hạn như công nghệ chăm sóc sức khỏe, công nghệ cộng tác, mua sắm tạp hóa trực tuyến và thương mại điện tử. 

Có một điều mà giờ đây đã trở nên rất rõ ràng, đặc biệt là với những doanh nghiệp thuộc loại thứ hai và thứ ba ở trên, đó là đã đến lúc họ nên sẵn sàng vào cuộc và trở thành một người bán hàng xuất sắc.

Bất kì công cụ bán hàng nào mà bạn xây dựng ngày hôm nay, có thể sẽ không còn khả thi trong 3 đến 12 tháng tới. Điều gì là đúng trong ngày hôm nay có thể không đúng trong 12 tháng sau. Tập trung tận dụng những nguồn lực mà bạn có để thành công, và xây dựng nền tảng của mình. Nền tảng ở đây không chỉ là khách hàng, mà còn cả tài năng, sản phẩm, khả năng marketing của bạn, cũng như các vấn đề về doanh số, tài chính, pháp lí và nguồn nhân lực mà bạn có thể kiểm soát. 

Có một câu hỏi đơn giản nhưng mang tính chiến lược mà những người sáng lập cần tự hỏi bản thân: điều gì sẽ xảy ra khi đại dịch kết thúc và cuộc sống trở lại bình thường? Làm thế nào để bạn xây dựng những thói quen tốt khi thế giới quay lại nhịp sống như trước kia?

Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho những doanh nghiệp muốn việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn trong thời kì khó khăn như hiện tại.

1. Làm chậm tốc độ đốt tiền của doanh nghiệp để có thể sống sót lâu hơn

Đường băng hoạt động của doanh nghiệp là sự sống còn, đó là thời gian sống sót khi không có thị trường hoặc đầu tư mới. Hay nói cách khác, đó là khoảng thời gian để công ty tiêu hết tiền. 

Đã có quá nhiều công ty khởi nghiệp (ngay cả trong thời điểm bình thường) phải ngừng hoạt động, vì họ đưa ra những giả thiết màu hồng và tràn ngập hi vọng. Tuy nhiên, bây giờ không phải là lúc để lên kế hoạch cho các kịch bản lạc quan nhất. Khi bạn không biết phải trông đợi điều gì, "đường băng" là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sống còn. 

Vì thế, hãy làm chậm tốc độ đốt tiền của doanh nghiệp để có thể sống sót lâu hơn.

2. Trân trọng các tài năng trong công ty

Hãy tìm kiếm những người tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn ngay bây giờ, có thể đó là một nhân viên bán hàng, một giám đốc tài chính hay giám đốc marketing. Đây cũng là cơ hội của bạn để xem ai trong team của bạn là người xoay sở tốt trong hoàn cảnh khó khăn, ai là người muốn ở bên cạnh bạn trong trận chiến khắc nghiệt này. 

Hãy giữ những người này ở lại và thậm chí làm việc cùng họ trong suốt sự nghiệp của bạn sau này. 

3. Điều chỉnh mô hình kinh doanh hợp lí

Bên cạnh việc trở thành một người bán hàng xuất sắc và đáp ứng nhu cầu lớn từ khách hàng, hãy xác định những gì bạn có thể làm để đảm bảo rằng sau đại dịch, bạn vẫn luôn được mọi người ủng hộ. 

Có bất kì điều chỉnh nào cần được thực hiện về mặt cấu trúc chi phí, chương trình tích điểm dành cho khách hàng hoặc mô hình membership hay không? Chỉ một vài điều chỉnh nhỏ liên quan nhiều đến lợi ích của khách hàng, bạn cũng sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm hơn. 

4. Giữ chân khách hàng

Làm thế nào để bạn tiếp tục xây dựng doanh nghiệp và giữ chân người sử dụng sản phẩm của bạn khi mọi thứ trở lại bình thường? Những sản phẩm bổ sung nào bạn có thể cung cấp? Làm thế nào để bạn có thể tiếp tục làm hài lòng khách hàng của mình? Bạn có cần tạo nội dung kĩ thuật số và chiến lược tiếp thị mới hay không?

Hãy lùi lại một bước và suy nghĩ nhiều hơn về những gì bình thường sẽ xảy ra, vị trí doanh nghiệp của bạn trong thực tế mới này. Virus corona đã làm tăng tốc việc số hóa và áp dụng nhiều thứ mới hơn cho người tiêu dùng, chẳng hạn như mua sắm trực tuyến, làm việc từ xa, giáo dục trực tuyến và các công cụ năng suất.

Sự thay đổi hành vi tiêu dùng của người Đông Nam Á cũng sẽ cho phép sự tăng trưởng của các ngành như logistics và fintech. Chúng ta cũng thấy rằng nhiều người quay trở lại thói quen cũ trong các cuộc suy thoái, hoặc kinh tế đi xuống trước đây, đó là sự thay đổi theo hướng chi tiêu thân thiện với túi tiền hơn. 


chọn
Cao tốc CT 08 qua Nam Định - Thái Bình cần giải phóng 509 ha đất, xây 9 cầu và 5 nút giao, hoàn thành vào năm 2027
Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua hai tỉnh Nam Định và Thái Bình có chiều dài hơn 61 km, đi qua 4 huyện của Nam Định, hai huyện của Thái Bình. Tuyến cao tốc này dự kiến được hoàn thành vào năm 2027.