Bộ kích sóng WiFi có thực sự tốt như bạn nghĩ?

Bộ kích sóng WiFi được ra rời nhằm đảm bảo chất lượng tốt cho mọi không gian trong nhà. Nhưng hiệu quả bộ kích sóng WiFi có thực sự tốt như tên gọi của nó hay không vẫn là vấn đề cần làm rõ.

Sử dụng các bộ kích sóng WiFi chính là giải pháp cho các mô hình văn phòng nhỏ hay nhà riêng khi mà thiết bị modem mặc định không thể nào phủ sóng toàn bộ không gian.

Nhiệm vụ của các bộ kích sóng WiFi là thu tín hiệu lại và phát ra, đảm bảo một khu vực rộng lớn xung quanh thiết bị có sóng "căng tràn". 

Tuy nhiên, tính hiệu quả thực tế của nó vẫn còn khiến nhiều băn khoăn việc có nó sẽ khiến hệ thống của bạn hiệu quả hơn hay không.

bo-kich-song-WiFi-co-thuc-su-tot-1

Bộ kích sóng WiFi có thực sự tốt như bạn nghĩ? (Ảnh: Wifimedia).

Bộ kích sóng WiFi là gì?

Bộ kích sóng WiFi, thiết bị phát sóng WiFi hoặc WiFi Repeater đều là tên gọi chung của một thiết bị có khả năng nhận sóng từ một modem WiFi,  sau đó khuếch đại tín hiệu lên giúp cho các thiết bị ở khu vực xa không bắt được sóng tại thiết bị gốc có thể kết nối được.

bo-kich-song-WiFi-co-thuc-su-tot-2

WiFi Repeater là những thiết bị có khả năng thu sóng lại từ một modem WiFi nào đó rồi phát lại với cường độ mạnh hơn. (Ảnh: Totolink).

Thông thường, độ phủ sóng của các modem WiFi hiện nay trên lý thuyết rời vào khoảng 100m, còn với bộ kích xong có thể lên đến hàng cây số tùy vào chất lượng cũng như giá thành sản phẩm. Ngoài ra, độ phủ sóng còn phụ thuộc vào nơi bạn đặt thiết bị cũng như môi trường sống xung quanh.

Cách hoạt động của bộ kích sóng WiFi?

Nguyên lý hoạt động của bộ kích sóng rất đơn giản, nó sẽ nhận lại tín hiệu từ một bộ modem WiFi, hoặc có thể là một WiFi Repeater nào đó sau đó phát lại sóng đó với cường độ mạnh hơn giúp đảm bảo tốc độ tín hiệu luôn ổn định.

Sóng phát ra từ WiFi Repeater ở tất cả các hướng cùng một lúc, chất lượng của các hướng không phải lúc nào cũng đồng đều và đôi nó phải bộ trợ lẫn cho nhau. Trong môi trường có tường, mặt kính hay kim loại sẽ làm giảm tín hiệu của WiFi, đặc biệt là tường dày.

bo-kich-song-WiFi-co-thuc-su-tot-3

Thu lại sóng từ WiFi gốc giúp tăng diện tích phát sóng WiFi cho ngôi nhà. (Ảnh: Maxstream)

Các bộ kích sóng WiFi ngày nay đều sở hữu đều mang lại lợi ích sau:

- Đều có khả năng thu và phát sóng, chuyển đổi tín hiệu thu lại và phát ra ổn định, mạnh hơn.

- Giữ vững tốc độ (gần như ban đầu ban đầu so với sóng ở thiết bị gốc) ở bất cứ địa điểm nào.

- Tăng độ phủ sóng WiFi với khoảng cách xa hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng.

- Không phải đi dây, chỉ cần nguồn cấp nên tích kiệm chi phí..

Có nên sử dụng bộ kích sóng WiFi hay không?

Đi kèm với những ưu điểm mà bộ kích sóng này đem lại cũng tồn tại một vài nhược điểm mà người dùng chưa chắc đã biết được khi sử dụng các bộ kích sóng WiFi.

Bộ kích sóng WiFi giúp người setup hệ thống có thể mang WiFi đến bất cứ đâu trong căn nhà, văn phòng bạn. Nhưng sóng "căng" chưa chắc chất lượng đã tốt bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sóng thu nhận từ WiFi gốc trước đó.

bo-kich-song-WiFi-co-thuc-su-tot-4

Bộ kích sóng WiFi cần thiết cho mô hình gia đình, doanh nghiệp? (Ảnh: Xiaomi).

Nếu chất lượng phát sóng WiFi gốc không tốt thì đồng nghĩa với việc bộ kích sóng cũng cho ra chất lượng sóng không được đảm bảo. Đặc biệt là với các thiết bị WiFi Repeater giá rẻ lại càng hạn chế hơn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều bộ kích sóng với nhiều mức giá khác nhau để người dùng lựa chọn. Nếu bạn muốn trang bị cho ngôi nhà của mình hoặc với các văn phòng nhỏ. thì bộ kích sóng WiFi chính là lựa chọn đáng cân nhắc.

Còn với môi trường văn phòng tầm trung hoặc các khu vực rộng lớn chúng ta cần một thiết bị cao cấp hơn cũng như có nhiều lựa chọn đáng tiền hơn.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.